Chia thành các khối:
Đại Hội Đồng Cổ Đông: Như các công ty cổ phần khác, đây là những người chủ đích thực của ngân hàng.
Hội Đồng Quản Trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu tránh nhiệm định hướng chiến lược phát triển cho ngân hàng.
Ủy Ban Giám Sát Kinh Doanh: có vai trò như Ban Kiểm Soát trong các công ty cổ phần. Ngoài ra, Ủy Ban này sẽ có chức năng lập, soạn thảo và rà soát qui trình kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, sinh lợi và tuân thủ luật định.
Ủy Ban Chiến Lược & Chính Sách: Ủy ban này có chức năng tư vấn chiến lược cho HĐQT và Ban Điều Hành, đồng thời sẽ kiêm thêm chức năng của Ủy Ban Lương Thưởng & Kỷ Luật của ngân hàng.
Ban Điều Hành: Gồm một Tổng Giám Đốc điều hành, quản lý chung và 06 Phó Tổng Giám Đốc kiêm là Giám Đốc các Khối của ngân hàng.
BỘ PHẬN ĐIỀU HÀNH (Back Office)
BỘ PHẬN QUẢN TRỊ RỦI RO (Middle Office)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
KHỐI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
KHỐI KINH DOANH ĐẦU TƯ
P. TƯ VẤN BL. PHÁT HÀNH PHÒNG TƯ VẤN M&A P. TƯ VẤN DOANH NGHIỆP P. HUY ĐỘNG VỐN TƯ NHÂN P. SẢN PHẨM PHÁI SINH P. DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN PHÒNG ĐẦU TƯ P. NGÂN HÀNG BÁN BUÔN P. DỊCH VỤ NHÀ MÔI GIỚI KHỐI QUẢN LÝ ĐẦU TƯ P. QUẢN LÝ TÀI SẢN P. QUẢN LÝ GIA SẢN KHỐI NGHIÊN CỨU - PTSP P. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH P. PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM KHỐI VẬN HÀNH – QTRỊ RỦI RO P. NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH P. PHÁP CHẾ - TUÂN THỦ P. KẾ HOẠCH – NGÂN QUỸ P. QT RỦI RO – KIỂM TOÁT NB TT. CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC P. ĐH – PT NGUỒN N.LỰC P. HÀNH CHÍNH – TỔNG HỢP P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN P. PR – ĐỐI NGOẠI P. MARKETING & PT. MẠNG LƯỚI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC ỦY BAN GIÁM SÁT
KINH DOANH
UB. CHIẾN LƯỢC & CHÍNH SÁCH
Khối Ngân Hàng Đầu Tư (Investment Banking Division – IBD) gồm:
§ Phòng Tư Vấn Bảo Lãnh Phát Hành (Capital Markets Dept.): Tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các khách hàng bao gồm chứng khoán vốn (Equity Capital Market) và chứng khoán nợ (Debt Capital Market), Tư vấn cổ phần hoá, đấu giá, niêm yết cổ phiếu, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), phát hành thêm cổ phiếu (Follow on issuance), bảo lãnh phát hành cổ phiếu. Để chuyên môn hóa, Phòng này sẽ được chia thành hai Bộ phận nhỏ là Bộ Phận Dịch Vụ Thị Trường Vốn và Bộ Phận Dịch Vụ Thị Trường Nợ.
§ Phòng Tư Vấn Mua Bán – Sáp Nhập (Merge & Acquisition Dept.): Tư vấn mua bán & sáp nhập doanh nghiệp cho cả bên mua và bên bán. Khi khách hàng có nhu cầu, Bộ phận M&A sẽ phối hợp với các bộ phận khác thực hiện huy động vốn cho khách hàng, tài trợ (kết hợp với Phòng Ngân Hàng Bán Buôn, Phòng Quản Lý Tài Sản) hoặc cho vay đồng tài trợ.
§ Phòng Tư Vấn Doanh Nghiệp (Corporate Finance): cung cấp các dịch vụ như tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp, tư vấn chiến lược - quy trình kinh doanh, tư vấn chống thôn tính thù nghịch (hostile takeover).
§ Phòng Huy Động Vốn Tư Nhân(Private Equity Market):cung cấp dịch vụ huy động vốn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư vào các Quỹ tư nhân (Private Equity) như Quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital), Quỹ đầu tư tăng trưởng (growth capital) và Mua đứt doanh nghiệp (leverage buyouts).
§ Phòng Nghiệp Vụ Phái Sinh (Derivaties): cung cấp và tư vấn cho khách hàng là các doanh nghiệp sử dụng các công cụ phái sinh như Option, Swap, Forward, Derivaties… Đồng thời, Phòng cũng hợp tác cùng Phòng Phát Triển Sản Phẩm nghiên cứu các sản phẩm phái sinh, các sáng tạo tài chính trên thế giới nhằm triển khai, ứng dụng vào Việt Nam.
Khối Kinh Doanh – Đầu Tư (Sales & Trading Divison):
§ Phòng Dịch Vụ Chứng Khoán (Securities Services Dept.): cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động đầu tư chứng khoán cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức & định chế tài chính. Phòng Dịch Vụ Chứng Khoán chia thành 03 bộ
phận nhỏ như: Bộ Phận Hỗ Trợ Giao Dịch; Bộ Phận Môi Giới – Bán Hàng; Bộ Phận Cho Vay Chứng Khoán.
§ Phòng Đầu Tư (Trading Dept.): Chia thành Bộ Phận Tạo Lập Thị Trường (Market Maker): đầu tư cho khách hàng nhằm tạo tính thanh khoản (flow trading), bộ phận này đóng vai trò như nhà tạo lập thị trường (market maker). Quan trọng hơn, đó là Bộ Phận Tự Doanh (Principal Trading Dept.): dùng vốn của ngân hàng để đầu tư vào các sản phẩm chứng khoán, chứa đựng nhiều rủi ro nên sẽ được giám sát chặt chẽ.
§ Phòng Ngân Hàng Bán Buôn (Merchant Banking Dept.): Phòng Ngân Hàng Bán Buôn sẽ tham gia vào việc tìm kiếm và thu xếp (Lead Arranger) các dự án cho vay đồng tài trợ, đầu tư vào bất động sản và đầu tư vốn tư nhân.
§ Phòng Dịch Vụ Nhà Môi Giới Chính (Prime Brokage Dept.): Nghiệp vụ nhà môi giới chính của các NHĐT quốc tế là nhằm cung cấp tổng thể các gói dịch vụ cho các quỹ đầu cơ (hedge funds) một cách tập trung hóa, bao gồm việc xin giấy phép, tuyển nhân sự, thiết lập cơ sở hạ tầng hoạt động, giới thiệu nhà đầu tư, thu xếp vốn, thực hiện giao dịch, thanh toán, lưu ký, báo cáo và quản trị rủi ro. Hiện loại hình quỹ đầu cơ ở Việt Nam chưa nhiều.
Khối Quản Lý Đầu Tư (Investment Management Divison):
§ Phòng Quản Lý Tài Sản (Asset Management Dept.): Phục vụ các Quỹ Đầu Tư và khách hàng tổ chức. Ngân hàng đóng vai trò người quản lý quỹ và sẽ thu phí quản lý quỹ cộng với tiền thưởng nếu kết quả vượt mục tiêu xác định (hurdle rate).
§ Phòng Quản Lý Gia Sản (Wealth Management or Private Banking): Phòng Quản Lý Gia Sản sẽ tuyển dụng các chuyên viên là những chuyên gia kinh nghiệm trong tư vấn tài chính cá nhân (Personal Financial Services) và đầu tư tài chính. Mục tiêu là phát triển khách hàng, quản lý, tư vấn, hoặc trực tiếp đầu tư trên số tài khoản của khách hàng (nếu được ủy quyền).
Khối Nghiên Cứu – Phân Tích (Research & Analysis Division):
Indochine I-Bank sẽ tập trung đầu tư và tạo ra các nghiên cứu có chất lượng và độ tin cậy cao sẽ thu hút được sự chú ý của các chuyên gia, nhà đầu tư và thị trường. Đây sẽ là cách tiếp thị hình ảnh và thương hiệu tốt nhất. Khối sẽ chia thành hai phòng chính:
§ Phòng Nghiên Cứu – Phân Tích (Research & Analysis Dept.): sẽ được chia nhỏ thành các bộ phận: Nghiên cứu Sản phẩm chứng khoán vốn (Equity Research Dept.); Nghiên cứu Sản phẩm thu nhập cố định (Fixed Income Research Dept.); Nghiên cứu kinh tế (Economics Research Dept.).
§ Phòng Nghiên Cứu – Phát Triển Sản Phẩm (R&D Dept.): Việt Nam có một thị trường tài chính non trẻ, các sản phẩm tài chính ngân hàng còn đơn giản và chưa đáp ứng đến những nhu cầu cao nhất của thị trường. Bộ phận R&D sẽ nghiên cứu các sản phẩm tài chính tại các nước khác và các sáng tạo tài chính mới nhất, tìm cách áp dụng và triển khai tại Việt Nam. Đây được xem là một mảng đầu tư dài hạn và mang tầm chiến lược. Thành công của sản phẩm Sàn Giao Dịch Vàng của Ngân hàng ACB là một ví dụ điển hình.
Khối Vận Hành (Operation Division):
§ Phòng Nghiệp Vụ Giao Dịch (Operation Dept.): Xử lý tất cả các giao dịch của nhân viên kinh doanh, môi giới thực hiện với khách hàng. Phòng có thể chia thành các bộ phận nhỏ như: Bộ phận Xử Lý Dòng Sản Phẩm Thu Nhập Cố Định, Bộ phận Xử Lý Dòng Sản Phẩm Chứng Khoán Vốn, Bộ Phận Quản Lý Ký Quỹ.
§ Phòng Pháp Chế - Tuân Thủ (Legal – Compliance Dept.): chia thành Bộ phận Pháp Chế: tư vấn pháp lý, đảm bảo tuân thủ luật pháp và hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong các hoạt động giao dịch, đầu tư và Bộ Phận Tuân Thủ: Kiểm tra tính tuân thủ với các quy định của pháp luật cũng như chính sách nội bộ của ngân hàng về thông tin, bảo mật, các mâu thuẩn lợi ích giữa các khối và phòng ban khác nhau.
§ Phòng Ngân Quỹ (Treasury Dept.): Phòng Ngân Quỹ có nhiệm vụ huy động vốn bằng các nguồn khác nhau để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của ngân hàng, quản lý thanh khoản hằng ngày, phân tích chiến lược nguồn vốn, phân bổ vốn, quản lý rủi ro ngoại hối...
§ Phòng Quản Trị Rủi Ro (Risk Management Dept.): Bản chất hoạt động kinh doanh của NHĐT là hoạt động đầy rủi ro. Bộ Phận Quản Trị Rủi Ro sẽ thường xuyên xác định, đo lường, cảnh báo và quản lý các rủi ro mà các nhân viên đầu tư nắm giữ trên báo cáo cân đối kế toán của ngân hàng và phân bổ các nguồn vốn tự có bù đắp cho các rủi ro đó nhằm đảm bảo trong tình huống xấu nhất ảnh hưởng tới ngân hàng nằm
trong ngưỡng an toàn. Khi có khủng hoảng hoặc các sự cố bất ngờ xảy ra, bộ phận này sẽ thu thập thông tin và tư vấn cho Ban Tổng Giám Đốc và Ủy Ban Chiến Lược & Chính Sách hướng xử lý, khi đó nó sẽ đóng vai trò như Bộ phận Hỗ trợ xử lý khủng hoảng.
§ Kiểm Toán Nội Bộ (Internal Audit Dept.): Rà soát, kiểm tra tính xác thực và tuân thủ của hoạt động kinh doanh về mặt tài chính.
§ Phòng Tài Chính – Kế Toán (Finance Accounting Dept.): Lập báo cáo lãi lỗ các danh mục đầu tư, hạch toán kế toán và lập báo cáo tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính.
§ Trung Tâm Dịch Vụ Khách Hàng (Customer Service Center): Hỗ trợ khách hàng, giải đáp các thắc mắc và xử lý than phiền của khách hàng.
Khối Quản Trị Nguồn Lực (Human Capital Management Division):
§ Phòng Điều Hành – Phát Triển Nguồn Nhân Lực (Human Resources Dept.):
Chia làm 02 bộ phận: Bộ phận Điều hành Nhân Sự: Quản lý các vấn đề liên quan đến người lao động theo Luật Lao động Việt Nam. Phòng Phát Triển Nguồn Nhân Lực: Tìm kiếm, thu hút tài năng trên thị trường tuyển dụng. Trong tương lai, khi ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định, hoạt động đào tạo sẽ đặc biệt chú trọng và tiến hành thành lập một Trung Tâm Đào Tạo Riêng. Tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ cổ đông nước ngoài.
§ Phòng Hành Chánh Tổng Hợp (Administration Dept.): Quản lý cơ sở vật chất, đảm bảo cho hoạt động của hội sở và chi nhánh ngân hàng, quản lý pháp hành văn thư, công tác bảo vệ và an ninh…
§ Phòng Công Nghệ Thông Tin (IT Dept.): Đảm bảo sự vận hành của hệ thống máy móc hoạt động ổn định. Hỗ trợ người sử dụng, quan trọng hơn, phát triển công nghệ và hỗ trợ các sản phẩm mới, các phần mềm chuyên dụng.
§ Phòng PR & Đối Ngoại (PR Dept.): Tổ chức sự kiện, thực hiện các chiến lược nhằm xây dựng hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng, Bộ Phận Đối Ngoại sẽ phục trách việc trao đổi, phát triển các mối quan hệ quốc tế. Kết hợp cùng Khối NHĐT và Khối Kinh Doanh Đầu Tư nhằm tìm kiếm các dự án, phát triển các mối quan hệ kinh doanh với các tổ chức, định chế tài chính quốc tế.
§ Phòng Marketing & Phát Triển Mạng Lưới Chi Nhánh (Marketing & Branch Development Dept.): Phòng này sẽ được thành lập khi ngân hàng hoạt động được 06 tháng. Có chức năng thực hiện và giám sát các chương trình marketing; nghiên cứu phát triển mạng lưới chi nhánh, điểm giao dịch cho ngân hàng.
Kết Luận Chương 2
Trên cơ sở đánh giá tổng quan thị trường chứng khoán và thị trường vốn Việt Nam, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong suốt mười năm qua. Thị trường chứng khoán đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho các khu vực của nền kinh tế, gồm cả kinh tế quốc doanh và khu vực dân doanh. Tuy nhiên, thực tế cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp trong nước đang gặp phải khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn, nhất là nguồn vốn ngân hàng. Một báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng ANZ chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận được nguồn vốn của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định, hiệu quả chưa như mong đợi. Nhất là việc thiếu các CTCK đủ năng lực và vắng các NHĐT chuyên nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp lớn này trong việc huy động vốn hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế.
Đã có một vài CTCK lớn định hướng và triển khai hoạt động theo mô hình NHĐT, nhưng cần phải có thêm thời gian để các công ty này thể hiện và phát triển. Các sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhu cầu cho hoạt động của NHĐT đã hiện rõ, tuy nhiên chưa xuất hiện một NHĐT trong nước xứng tầm và đáp ứng được thị trường. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của các CTCK, đánh giá điểm mạnh điểm yếu, nhìn nhận cơ hội và thách thức từ thị trường, tác giả mạnh dạn đề xuất một mô hình NHĐT cần thiết lập. Đó là một ngân hàng có hình thức cổ phần, với sự tham gia của cổ đông nước ngoài là các NHĐT quốc tế, các ngân hàng tổng hợp hàng đầu, kết hợp với sự góp vốn của các CTCK hàng đầu trong nước, cùng với sự tham gia đầu tư của các tập đoàn tư nhân hàng đầu trong nước cũng như các nhà đầu tư cá nhân khác.
NHĐT cần thành lập sẽ tổ chức bộ máy khoa học với đầy đủ các khối, phòng ban, bộ phận của một NHĐT quốc tế lớn. Trong đó, NHĐT sẽ tập trung đầu tư các các mảng kinh doanh tiềm năng và cung cấp các sản phẩm chuyên nghiệp cho thị trường mục tiêu. Đồng thời, phải lấy quản trị rủi ro làm nền tảng cho hoạt động quản lý, rút ra và áp dụng các kinh nghiệm của các NHĐT quốc tế trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Quản trị rủi ro sẽ trở thành trung tâm của nghệ thuật quản trị trong NHĐT. Đồng thời
NHĐT cũng cần đột phá để giành lấy các phân khúc thị trường tiềm năng mà các CTCK trong nước chưa đủ khả năng khai thác.
Chương tiếp theo sẽ trình bày các lý do để lựa chọn tư cách pháp nhân cho ngân hàng, quy trình thành lập ngân hàng cũng như các giải pháp để xây dựng mô hình ngân hàng này trên các khía cạnh huy động vốn, nhân lực, xây dựng hệ thống giao dịch, nghiên cứu cũng như một vài kiến nghị có tính vĩ mô đến các cơ quan quản lý điều hành nhà nước về thị trường tài chính, nhằm đem lại điều kiện thuận lợi cho việc ra đời và hoạt động của các NHĐT, xa hơn là để phát triển thị trường tài chính Việt Nam.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM