0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giải pháp huy động vốn nhà đầu tư tổ chức 7 1-

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80 -80 )

Vấn đề đánh giá năng lực, nhu cầu và chiến lược đầu tư của các cổ đông tổ chức (trong nước và ngoài nước) được trình bày trong phần giới thiệu cổ đông sáng lập mục 2.3.2, phần Phụ Lục 2 bổ sung thêm các thông tin về năng lực tài chính, từ đó có thể thấy được khả năng hoàn toàn kêu gọi đầu tư thành công và huy động được nguồn vốn từ các tổ chức, định chế, tập đoàn (cổ đông sáng lập là tổ chức) tham gia đầu tư vào Indochine I-Bank.

3.3.3.2 Giải pháp huy động vốn của nhà đầu tư cá nhân trong nước:

Theo tính toán trên, số vốn cần huy động từ nhà đầu tư cá nhân trong nước là 32 triệu đô la Mỹ, tương đương khoảng 600 tỷ đồng.

Để đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu theo Nghị định 141 của chính phủ là 3.000 tỷ đồng vào cuối 2010, nhiều ngân hàng TMCP trong nước đã lên kế hoạch và tiến hành nhiều giải pháp nhằm huy động vốn. Theo thống kê của NHNN, đến tháng 5/2010 còn 21 ngân hàng thương mại cổ phần và 5 ngân hàng liên doanh có mức vốn điều lệ dưới 2.000 tỷ đồng9. Phần lớn trong nhóm 21 ngân hàng cổ phần nói trên đã

9 Minh Đức (2010), “21 ngân hàng “ngốn” hơn 30.000 tỷ đồng”, chuyên mục Tài chính ngày 14/07/2010, Thời báo kinh tế Việt Nam online [6].

tiến hành đại hội cổ đông thường niên năm 2009 và thông qua phương án tăng vốn điều lệ.

Các phương pháp mà các ngân hàng TMCP trong nước thường áp dụng để huy động thêm vốn là phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi đã phát hành từ các năm trước, xúc tiến niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm huy động thêm vốn thông qua kênh phát hành chứng khoán, tìm đối tác chiến lược là các tập toàn, tổng công ty lớn trong nước, tìm các đối tác nước ngoài là các ngân hàng, tập đoàn tài chính, quỹ đầu tư để thương lượng bán cổ phần... Cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang “ì ạch” suốt cả năm nay. Luật tín dụng mới vừa ban hành hạn mức góp vốn vào ngân hàng đối với pháp nhân và thể nhân lần lượt là 10% và 5%, chưa kể khá nhiều rào cản các tổ chức tín dụng tham gia góp vốn đan chéo lẫn nhau. Các NHTM trong nước đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động thêm vốn điều lệ.

Đối với Indochine I-Bank, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ 03 cổ đông nước ngoài là HSBC Holdings, Deutsche Bank và Goldman Sachs, với số vốn cần huy động còn lại là 32 triệu USD từ các nhà đầu tư cá nhân, Ban Trù Bị sau khi lập xong đề án thành lập ngân hàng và được NHNN cho phép thành lập, sẽ tiến hành các công việc sau để huy động thêm vốn từ nhà đầu tư cá nhân:

Ä Kêu gọi nhà đầu tư cá nhân: Sử dụng các phương tiện truyền thông để giới thiệu về dự án thành lập NHĐT trên các trang web, báo và các tạp chí kinh doanh, tài chính uy tín như Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Nhịp Cầu Đầu Tư, Cafef.vn, Stox.vn...

Ä Tận dụng nguồn dữ liệu khách hàng là các nhà đầu tư chứng khoán lớn của HSBC Việt Nam, SSI và SBSC để giới thiệu và mời gọi đầu tư.

Ä Tổ chức các buổi giới thiệu cơ hội đầu tư (Roadshow) đến đông đảo nhà đầu tư. Tiến hành theo như cách mà SSI tổ chức Vietnam Gateway đã làm vào tháng 12/2009 và tháng 11/2010.

Ä Mô hình NHĐT còn khá mới mẻ tại Việt Nam, có thể nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước cảm thấy còn xa lạ nên họ cần nhiều thông tin hơn để quyết định, cần làm tốt công tác truyền thông, quảng bá và quan hệ công chúng. Bên cạnh đó, mô hình kinh

doanh này đã khá quen thuộc trong giới tài chính, thậm chí đã có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính sau nhiều năm hoạt động đã thành lập các NHĐT qui mô nhỏ cho riêng mình. Do đó, cần tập trung tiếp cận và giới thiệu cơ hội đầu tư đến các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, hiệu quả thành công sẽ cao hơn.

3.3.4 Tìm kiếm nguồn nhân lực

Đây là yếu tố then chốt để ngân hàng có thể vận hành tốt và nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao để quản lý và sử dụng công nghệ ngân hàng đang trở thành một vấn đề nổi cộm, dẫn đến các hình thức cạnh tranh đôi khi tiêu cực trong hệ thống các ngân hàng trong nước và với các ngân hàng nước ngoài.

Nhân lực vẫn là vấn đề nan giải cho các NHĐT mới trong thị trường tài chính non trẻ. Năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ của một NHĐT phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đội ngũ Chuyên Viên Ngân Hàng và mạng lưới quan hệ nhà đầu tư. NHĐT là dịch vụ mua bán vốn nên Chuyên Viên Ngân Hàng phải hiểu rõ về doanh nghiệp, thị trường, ngành kinh doanh của khách hàng mình và cả đối tác, để thiết kế những giải pháp tốt nhất. Họ cũng phải có những khả năng trình bày, đàm phán về những vấn đề đa dạng, không chỉ về kinh tế, tài chính mà cả pháp lý, không chỉ trong hiện tại mà liên quan rất nhiều đến tương lai và phải có hiểu biết sâu sắc về tình hình thị trường vốn. Những chuyên gia như thế tại Việt Nam chưa nhiều. Bên cạnh đó, với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn, chủ yếu làm việc với các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp lớn, quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức và các khách hàng giàu có, số lượng nhân viên trong ngành NHĐT không đòi hỏi nhiều như NHTM. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng nhân sự lại cực kỳ gắt gao. Mặt khác, với đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực cao, hiệu quả hoạt động của NHĐT chịu ảnh hưởng lớn bởi chất lượng nguồn nhân lực nên các nhân viên NHĐT thường được trả lương cao nhất trong giới tài chính. Thế nên đây là một bài toán nan giải cho các NHĐT trong giai đoạn đầu. Ngoài ra, NHĐT cần phải xây dựng một hệ thống chính sách nhân sự hợp lý, thể hiện từ quy trình tuyển dụng và thu hút nhân tài, chính sách lương, thưởng và chế độ đãi ngộ nhằm tạo thương hiệu cho ngân hàng trên thị trường tuyển dụng, tạo động lực cho nhân viên phát huy khả năng và cống hiến, xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng như thể hiện

cam kết, trách nhiệm của ngân hàng với người lao động và cộng đồng. Từ đó, giải pháp cho vấn đề nhân sự tác giả đề nghị bao gồm theo 02 hướng: chiêu mộ nhân tài và chính sách phúc lợi để giữ chân và phát huy đóng góp của nhân viên.

3.3.4.1 Chính sách tuyển dụng

Để tuyển dụng và mời gọi các nhân viên tài năng về làm việc cho Indochine I- Bank, xin đề nghị một số giải pháp sau:

Sau khi xác định nhu cầu nhân lực cho hệ thống, cả về số lượng và tiêu chuẩn nhân viên, trong giai đoạn đầu thành lập ngân hàng, Indochine I-Bank sẽ ký kết hợp đồng và sử dụng một công ty tư vấn tuyển dụng nhân sự (head hunter) để tìm kiếm nhân lực. Với thế mạnh về am hiểu, mạng lưới quan hệ và kinh nghiệm chuyên nghiệp hóa, các công ty săn nhân sự cấp cao sẽ giúp nhân hàng tìm kiếm được các tài năng và bộ khung nhân viên cho ngân hàng. Một số tên tuổi của các công ty săn đầu người (head hunter) lớn trên thị trường có thể sử dụng như Navigos, TalentNet, NetViet, HR2B, First Alliances…

Nhắm vào việc thu hút nhân tài từ các định chế, ngân hàng nước ngoài hiện tại hoặc các nhân sự kinh nghiệm tại các ngân hàng lớn trong nước.

Mời gọi các nhân sự cao cấp có thể là chuyên gia nước ngoài hoặc các chuyên gia kinh nghiệm đang làm việc tại các tập đoàn tài chính ngân hàng nước ngoài tham gia góp vốn và làm việc cho Indochine I-Bank.

Thực tế, Việt Nam có một lượng rất lớn các du học sinh và chuyên gia đang công tác cho các tập đoàn tài chính hàng đầu. Do đó, cần chú ý mời gọi với chính sách “trãi thảm đỏ” nhằm thu hút các nguồn chất xám này trở thành “nhân sự chủ chốt” (key persons) trong ngân hàng.

Để phát triển nguồn nhân lực trong dài hạn, có thể thực hiện chính sách tài trợ học bổng cho các du học sinh ưu tú có chuyên ngành học liên quan với cam kết phục vụ cho Indochine I-Bank khi về nước.

Bên cạnh đó, đào tạo và tái đào tạo cũng là hoạt động không thể thiếu.

3.3.4.2 Chính sách đãi ngộ

Thu hút nhân tài về làm việc là một công tác quan trọng, như chỉ khâu này thôi vẫn chưa đủ để đảm bảo ngân hàng có được lực lượng lao động tài năng, sẵn sàng và

cam kết cống hiến. Theo đó, ngân hàng phải xây dựng chính sách nhân sự để động viên, khuyến khích, phát huy năng lực và giữ chân nhân viên giỏi. Thực tế, các NHĐT lớn trên thế giới đều có mức thưởng cho nhân viên rất lớn. Trước khủng hoảng tài chính, năm 2007 tổng mức lương thưởng cho nhân viên của 4 NHĐT hàng đầu trên thế giới là Goldman Sachs, Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bears Stearn, tổng mức thưởng chiếm đến 49,6 tỷ USD, trong đó tiền thưởng chiếm khoảng 60%, tương đương 30 tỷ USD10. Sau khủng hoảng tín dụng toàn cầu, thu nhập và lương thưởng của khối NHĐT vẫn không có xu hướng giảm. Nhìn chung, trong khi thu nhập trong ngành tài chính tại Việt Nam là khá cao thì thu nhập của ngành NHĐT trên thế giới lại thường còn cao hơn mặt bằng của ngành tài chính do tính chất công việc và cạnh tranh cao. Trong đó, các nhân viên kinh doanh thành công sẽ đóng góp lớn vào lợi nhuận cho ngân hàng, do đó thường được tưởng thưởng xứng đáng. Luôn có sự chênh lệch trong thu nhập, trong đó các nhân viên kinh doanh luôn cao hơn các nhân viên hổ trợ. Goldman Sachs, một NHĐT quyền lực tại phố Wall và nổi tiếng với chính sách nhân sự cũng như văn hóa doanh nghiệp, môi trường công việc có nhiều nét nổi bật. Các chính sách thưởng (compensation policy) của Goldmans Sach có thể tham khảo cho việc xây dựng một chính sách lương thưởng tương tự cho Indochine I-Bank.

Chính sách lương và thưởng:

Chính sách lương thưởng sẽ được xem xét hàng năm gồm: Ä Lương cơ bản hàng năm.

Ä Thưởng cuối năm (tiền mặt hoặc chứng khoán). Ä Các khoản trợ cấp

Theo các tiêu chí:

Ä Kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.

Ä Kết quả kinh doanh của toàn khối và của bộ phận. Ä Thành tích kinh doanh của từng cá nhân

Ä Chính sách khuyến khích, động viên cho từng nhân viên.

10

Báo Cáo Thường Niên của Goldman Sachs, Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bears Stearn năm 2007.

Để đảm bảo hiệu quả, vấn đề đánh giá phải thật sự công minh, nghiêm ngặt và nhằm cung cấp mức tưởng thưởng cạnh tranh nhất trong dài hạn. Ngân hàng Indochine I-Bank cần thiết phải thiết lập một Ủy Ban Khen Thưởng & Kỷ Luật nhằm đảm nhận việc ban hành chính sách lương thưởng, đánh giá và kỷ luật.

Chính sách thưởng cổ phiếu:

Mục tiêu của chính sách thưởng cổ phiếu là để thu hút, giữa chân và động viên nhân viên, tưởng thưởng cho đóng góp của họ đối với sự phát triển của ngân hàng trong dài hạn; đồng thời khuyến khích cá nhân nhân viên để gắn kết các lợi ích thiết thực cùng với thành công của Indochine I-Bank. Đặc biệt, chính sách thưởng cổ phiếu sẽ nhắm đến các vị trí quản lý cao cấp trong ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.

Các chương trình đầu tư đặc biệt và quỹ sáng tạo tài sản:

Indochine I-Bank có thể tạo ra các dự án đầu tư, các chương trình đầu tư an toàn về vốn và có khả năng sinh lợi cao như bất động sản làm nhà ở cho nhân viên. Sau đó, có thể tạo điều kiện cho nhân viên vay vốn ưu đãi theo các tiêu chí về đánh giá thành tích công việc, số năm làm việc, cam kết gắn bó…

Các phúc lợi khác:

Ä Chính sách y tế với chất lượng cao cho nhân viên, một số ưu đãi thêm cho các thành viên gia đình của các nhân viên ưu tú.

Ä Chính sách bảo hiểm gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn và bệnh tật, bảo hiểm tai nạn kinh doanh.

Ä Chính sách ngày lễ và ngày nghĩ.

Ä Các chương trình tài trợ học bổng cho nhân viên và con em nhân viên. Các học bổng này có thể tài trợ cho con em nhân viên với các tiêu chí lựa chọn cao và có cam kết sẽ phục vụ có thời hạn trở lại cho Indochine I-Bank khi về nước.

3.3.5 Xây dựng hệ thống hoạt động cho ngân hàng

3.3.5.1 Hệ thống giao dịch

Hệ thống giao dịch được đề cập đến đây bao gồm mạng lưới chi nhánh và hạ tầng công nghệ thông tin nhằm triển khai hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trong giai đoạn đầu, sẽ mở một Hội sở tại thành phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh tại Hà Nội. Sau đó, sẽ thiết lập các chi nhánh tại các trung tâm kinh tế lớn như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Hải Phòng…

Về hệ thống công nghệ thông tin:

Công nghệ thông tin sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động NHĐT. Theo kinh nghiệm của các NH nước ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng11. Nhưng để có được nền tảng công nghệ hiện đại, đòi hỏi phải đầu tư lớn, đây là việc rất khó đối với các ngân hàng Việt Nam hiện tại. Khi cổ đông góp vốn vào Indochine I-Bank là Goldman Sachs, do đó các chuyên gia từ Goldman Sachs sẽ tư vấn nhằm trang bị hệ thống công nghệ thông tin tối tân. Có thể hướng đến mua lại hoặc trang bị hệ thống quản lý giao dịch và đầu tư hoặc đàm phán chuyển giao từ Goldman Sachs hoặc nhờ Goldman Sachs tư vấn để nhập khẩu công nghệ từ các nhà cung cấp tương tự cho Goldman Sachs.

3.3.5.2 Xây dựng hệ thống nghiên cứu

Mức độ minh bạch hóa thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua được đánh giá là thấp. Thông tin thị trường vừa thừa, vừa thiếu, vừa có phần hỗn loạn. Việt Nam thiếu vắng các công ty hoặc dịch vụ nghiên cứu chuyên nghiệp, có khả năng cung cấp nguồn thông tin nhanh chóng, chính xác và hữu ích cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, thiếu vắng luôn các công ty định mức tính nhiệm (rating company) trong nước có uy tín, tin cậy và chất lượng. Do đó, việc xây dựng Khối nghiên cứu hoạt động hiệu quả ngoài việc nhằm cung cấp các thông tin chính xác, giá trị, nhanh chóng cho cả khách hàng của ngân hàng (bao gồm báo cáo bằng ngoại ngữ cho nhà đầu tư nước ngoài) và cho nội bộ ngân hàng. Đồng thời, các bản tin nhanh, các báo cáo nghiên cứu, báo cáo phân tích sâu rộng, có tính chuyên môn cao khi được đưa ra thị trường sẽ góp phần định vị, tăng cường tính cạnh tranh và xây dựng thương hiệu cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu luôn tiềm ẩn các “xung đột lợi ích” với các hoạt động kinh doanh tạo doanh thu cho NHĐT, đặc biệt là Khối Kinh Doanh và Đầu Tư.

11 Nguyễn Thị Mùi, “Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra”, Trường Đào Tạo & Phát Triển Nguồn Nhân Lực Vietinbank [10].

Hình 3.3: Vách ngăn mềm và tương tác giữa các khối trong ngân hàng

Do đó, hoạt động nghiên cứu cần phải có sự độc lập và chuyên nghiệp cao. Để làm được điều này, cần phải thiết lập các bức tường phân cách mềm “Chinese Wall”

giữa Khối Nghiên Cứu, Khối Kinh Doanh Đầu Tư và Khối Ngân Hàng Đầu Tư đều thông qua sự giám sát của Phòng Pháp Chế Tuân Thủ. Mọi sự di chuyển của các thông tin bảo mật trọng yếu từ bên nội bộ sang bên đại chúng hoặc di chuyển nhân sự từ bên

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 80 -80 )

×