Trong quản trị học, việc phân tích “Mô Hình Năm Nhân Tố” của M. Porter sẽ đem lại cái nhìn thực tế hơn về triển vọng hoạt động và cạnh tranh của một ngành công nghiệp.
Hình 2.1: Cấu trúc ngành NHĐT của Việt Nam theo mô hình “Năm Áp Lực Cạnh Tranh” của Michael Porter.
Tóm lại, từ mô hình “Năm Áp Lực Cạnh Tranh” và các nội dung phân tích trên đây, có thể thấy ngành NHĐT tại Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành. Nhu cầu thị trường cho các sản phẩm dịch vụ NHĐT ngày càng tăng cao và manh nha một số
Đối thủ tiềm năng tương lai
Ä Vốn đầu tư lớn
Ä Kiến thức chuyên sâu & kinh nghiệm quản trị
Ä Hạ tầng công nghệ và nguồn
nhân lực
Ä Mối quan hệ & kênh khách hàng
Ä Mạng lưới chi nhánh.
Sản Phẩm Thay Thế
Ä Việc mở rộng sang lĩnh vực NHĐT của các NHTM
Ä Sự đầu tư “lấn sân” của các tập đoàn kinh tế nhà nước & các công ty tư nhân lớn
Ä M&A giữa các CTCK hiện hành nhằm tạo ra CTCK qui mô lớn hơn.
Sức Mạnh Nhà Cung Cấp
Ä Khan hiếm nguồn nhân lực tài năng & chất lượng cao
Ä Các công ty dịch vụ hỗ trợ như công ty Luật, công ty Định Giá, công ty định mức tín nhiệm (rating) chưa nhiều
Ä Thiếu nhà cung cấp thông tin tin cậy cho thị trường.
Sức Mạnh Của Người Mua
Ä Nhu cầu cao cho các sản phẩm tài chính phức tạp, dịch vụ ngân hàng đầu tư chuyên nghiệp
Ä Khả năng tiếp cận đến thông
tin thị trường & cạnh tranh ngày càng được cải thiện
Ä Nhạy cảm với giá.
Cạnh Tranh Giữa CTCK Trong Ngành
Ä Cạnh tranh cao giữa các
CTCK
Ä Qui mô phần lớn CTCK nhỏ
Ä Mô hình kinh doanh NHĐT
chưa định hình phổ biến
Ä Sản phẩm NHĐT có thể bắt chước, thương mại hóa nhanh.
CTCK lớn định hướng hoạt động theo mô hình này. Tuy nhiên, thị trường vẫn chưa có các NHĐT đủ lực để đáp ứng. Do đó, việc thành lập một NHĐT là hoàn toàn khả thi và trở nên cấp thiết. Phần tiếp theo sẽ trình bày các yếu tố để một ngân hàng đầu tư ra đời và hoạt động.