a. Chính sách khuyến khích kênh
3.4.2 Một số giải pháp Marketing-mix để hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm
a. Chính sách sản phẩm.
Công ty TNHH Long Sinh là một trong những công ty hàng đầu trong kinh doanh thuốc TYTS không chỉ ở khu vực Miền Trung mà còn trên cả nước, để giữ
vững vị trí này Công ty Long Sinh cần phải xây dựng những chiến lược sản phẩm thích hợp để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Bằng cách:
Tăng cường ngân sách, nhân lực cho hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm tìm kiếm những sáng tạo, phát minh mới cho sản phẩm để phục vụ kịp thời hiệu quả hơn cho người tiêu dùng. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các cán bộ đầu ngành,
đầu tư duy trì lợi thế cạnh tranh của mình về sản phẩm mới, các nhãn hiệu độc quyền và kiểm soát chặt chẽ việc tiêu thụ sản phẩm
Phấn đấu giảm tối thiểu các sản phẩm nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm do công ty nghiên cứu và sản xuất.
Đầu tư mạnh hơn cho hoạt động nghiên cứu mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm để thực hiện tốt việc quảng cáo trên bao bì, tạo sự nhận biết và hình ảnh về
Công ty.
Phân phối sản phẩm căn cứvào xu hướng phát triển thị trường từng khu vực.
Đầu tư nhiều hơn sản phẩm thuốc là những sản phẩm chủđạo của công ty.
Đầu tư hơn nữa cho công tác kiểm nghiệm thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc sản xuất và lưu hành trên thị trường, tránh tình trạng thuốc không đủ tiêu chuẩn gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cả cho Công ty.
b. Chính sách giá
Trước hết Công ty nên tiếp tục nhất duy trì chiến lược giá cạnh tranh nhằm mục đích mở rộng thị trường của Công ty. Hệ thống chiết khấu cho các khu vực thị trường là tương đối phù hợp, song Công ty nên có những linh hoạt trong việc xác
định tỷ lệ chiết khấu này đối với từng sản phẩm cụ thể, từng khu vực thị trường, từng khách hàng cụ thể nhằm khuyến khích và lôi kéo các thành viên tham gia tích
cực vào việc cung ứng các sản phẩm của Công ty, tránh việc phân phối khan hiếm chỉ tập trung vào một số sản phẩm nào đó.
Giá được kiểm soát chặt chẽ cùng với sự quản lý đối với các thành viên kênh tránh việc bán phá giá, nâng giá gây xung đột trong kênh, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty. Với sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu độc quyền, chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu thị trường thì công ty nên áp dụng chiến lược giá hớt váng trong thời
gian đầu để tạo một hình ảnh về Công ty có uy tín trên thị trường, có những sản phẩm chất lượng cao trong nhận thức của người tiêu dùng.
c. Chính sách xúc tiến hỗn hợp.
Tiếp tục tuyển chọn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bán hàng,
Marketing cho đội ngũ bán hàng, tiếp thị và nhân viên thịtrường của Công ty. Quảng cáo: ngân sách quảng cáo phải được chủ động trích ra từ doanh thu của hoạt động kinh doanh của Công ty với một tỷ lệ nhất định như một khoản đầu
tư tất yếu. Hiện nay tỉ lệ này ở Công ty Long sinh là 3% tổng doanh thu đó là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên để gia tăng thị phần ở những thị trường nói trên Công ty nên chú trọng gia tăng thêm ngân sách cho khu vực này đặc biệt là thị trường Ninh Thuận. Bên cạnh đó Công ty nên tiếp tục nghiên cứu và đầu tư cho
việc viết sách để giới thiệu về các phương pháp nuôi, cách phòng chống bệnh về
thủy sản. Tiếp tục thực hiện các buổi hội thảo ở các cấp với quy mô và chất lượng không ngừng được nâng cao.
Nên lập ra các kế hoạch làm việc tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan địa
phương như thôn xã, huyện tỉnh. Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của họ để tuyên truyền về Công ty và về sản phẩm của Công ty, in và phân phát tờ rơi, catalog…đến tay người tiêu dùng, tạo sự nhận biết về sản phẩm và về Công ty.
Công ty Long Sinh nên tham gia vào các hội trợ triển lãm của ngành qua đó
tìm những bạn hàng mới, các đối tác, các tổ chức kinh doanh có nhu cầu liên kết liên doanh với công ty.
Xây dựng trang web riêng của công ty tại địa chỉ longsinh.com.vn và thực hiện việc quảng cáo trên mạng nhằm thực hiện chiến lược hướng đến xuất khẩu của Công ty.
KẾT LUẬN
Phân phối là một hoạt động hết sức quan trọng đối với bất cứ một Công ty nào hoạt động trong cơ chế thị trường. Trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá như
hiện nay thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết vì khi tham gia vào môi trường kinh doanh và khu vực thì sự cạnh tranh sẽ cực kỳ gay gắt , khi ấy Công ty nào có hệ
thống kênh phân phối mạnh hơn sẽ là người chiến thắng.
Với hơn 15 năm hoạt động Công ty TNHH Long Sinh đã khẳng định vai trò vị thế trong nền kinh tế thị trường. Công ty luôn hoàn thành mục tiêu trong điều kiện thị trường thuốc thú ý thủy sản ngày càng phát triển cạnh tranh gay gắt, Công
ty Long Sinh luôn đề cao việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng và sản xuất kinh
doanh trên cơ sở đó, Công ty đã và đang cạnh tranh ngày càng tốt hơn trên thị trường, là một trong những công cụ góp phần vào sự thành công của chiến lược kinh doanh là hệ thống kênh phân phối. Hiểu rõ tầm quan trọng của nó vận dụng lý thuyết và thực tế, em đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích hệ thống kênh phân phối tại Công ty TNHH Long Sinh để tìm ra ưu, nhược điểm của kênh phân phối mà
Công ty đang sử dụng. Từđó đưa ra một vài đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho Công ty. Em hy vọng đóng góp nhỏ bé của mình sẽ góp phần làm cho hệ thống kênh phân phối tại Công ty ngày càng hoàn thiện hơn nâng cao khả năng trên thịtrường. Trong phạm vi đề tài này, em không đi sâu xem xét mọi vấn đề
về hệ thống kênh phân phối hiện tại của Công ty TNHH Long Sinh mà chỉ tập trung vào một sốđiểm quyết định những điểm cần quan tâm để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối cho Công ty. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên thiếu sót là không tránh khỏi, vì thế kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy
cô đểđề tài thêm hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Vương Vĩnh Hiệp và toàn thể các anh chị trong Công ty TNHH Long Sinh đã giúp đỡ em hoàn thành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phí Hà Việt, (2005). “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối tại Công ty cổ phẩn vật tư BVTV Hòa Bình”, khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học kinh tế quốc dân.
2. Đoàn Thị Hồng Vân, (2010). “Quản trị chiến lược”. NXB Thống Kê. 534 trang. 3. Trương Đình Chiến, (2011). “Quản trị kênh phân phối”. NXB trường Đại học kinh tế quốc dân.
4. Michael E. Porter, (2010). “Lợi thế cạnh tranh”. NXB Trẻ. 671 trang. 5. Website: http://www.tuvanthuysan.com.
6. Website: http://www.tailieu.vn.
7. Website: http://www.marketingchienluoc.com. 8. Website: http://www.gso.gov.vn.