6. Kết cấu luận văn
2.2.2.2 Công tác bổ nhiệm, luân chuyển, điều động
Đối với công tác bổ nhiệm, luân chuyển điều động cán bộ nhân viên, Nhà trường thực hiện theo tinh thần của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ. Nhà trường cũng có quy định cụ thể về các công tác trên.
àng năm, Trường đều có kế hoạch nhân sự cho năm, trong đó dự kiến số lượng nhân sự cho các Phòng ban cũng như các khoa trên cơ sở nguồn lực sẵn có cũng như trên cơ sở Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nội tại của Trường.
Kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý các Phòng, khoa theo nhiệm kỳ nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, nâng cao trách nhiệm, tinh thần phấn đấu của cán bộ viên chức đối với nhiệm vụ công tác được giao; sử dụng tốt năng lực cán bộ, nhất là cán bộ có năng lực thực sự và có triển vọng phát triển.
2013) mô tả rõ ràng về mục đích, yêu cầu, nguyên tắc và tiêu chuẩn lựa chọn. Các bước tiến hành việc bổ nhiệm/tái bổ nhiệm bao gồm. Đối với việc bổ nhiệm mới,
gồm 3 bước: Xuất phát từ yêu cầu công tác, Cấp ủy Chi bộ đưa ra chủ trương về việc bổ nhiệm nhân sự và tiến hành xem xét, giới thiệu nhân sự; Nhân sự được giới thiệu sẽ được thông qua Chi bộ để biểu quyết và Ban Giám hiệu tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt(gồm BG , trưởng phó các phòng, khoa) để lấy phiếu tín nhiệm. Cụ theo các bước như ơ đồ 2.3 sau:
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính
Sơ đồ 2.3: Quy trình bổ nhiệm mới của Trƣờng
Về chi tiết, ở bước 1, Hiệu trưởng tổ chức cuộc họp tập thể lãnh đạo đơn vị (BGH, Chi Ủy (Bí thư, Phó bí thư, chi ủy viên), Chủ tịch hội đồng trường, để giới thiệu nhân sự và dự kiến phân công đối với viên chức sẽ bổ nhiệm (cần phải trên 50% tổng số lãnh đạo đơn vị dự họp đồng ý). Kết quả sẽ trình cho Chi bộ dự kiến nhân sự bổ nhiệm để lấy tín nhiệm. Đến bước thứ 2, Hiệu trưởng tổ chức cuộc họp cán bộ chủ chốt đơn vị để lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín các cán bộ chủ chốt, lấy nhận xét, đánh giá về viên chức dự kiến bổ nhiệm và xác định, kết luận các vấn đề mới phát sinh (nếu có). Viên chức đề nghị bổ nhiệm phải đạt trên 50% phiếu tín nhiệm.
Đối với việc bổ nhiệm lại, có các bước sau: Cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại viết bản tự nhận xét, đánh giá trong thời gian giữ chức vụ về những ưu điểm, hạn chế của cá nhân và hướng khắc phục các hạn chế; Cấp ủy Chi bộ họp xem xét đánh giá cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại và thông qua Chi bộ; BGH tổ chức họp cán bộ chủ chốt để lấy ý kiến tín nhiệm.
Bước 1:
Xác định nhu cầu, Cấp ủy Chi bộ đưa ra chủ trương và giới thiệu nhân sự
Bước 3:
Phòng TCHC hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm để báo cáo (đối với chức danh do
Sở bổ nhiệm).
Bước 2:
Thông qua Chi bộ, tổ chức họp cán bộ chủ chốt để lấy ý
Quy trình bổ nhiệm lại cán bộ được thể hiện qua ơ đồ 2.4 như sau:
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính
Sơ đồ 2.4: Quy trình bổ lại nhiệm của Trƣờng
Ở bước 3, trong cuộc họp cán bộ chủ chốt, các thành viên tham dự cuộc họp tham gia ý kiến đóng góp, nhận xét về ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ dự kiến bổ nhiệm lại và cuộc họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm theo phương thức bỏ phiếu kín. Cán bộ quản lý dự kiến bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ phiếu tín nhiệm trên 50% tổng số cán bộ tham gia dự họp.