6. Kết cấu luận văn
2.1.4.2 Trình độ học vấn
Tính đến giữa năm 2013, về mặt trình độ đào tạo CBVC, nhân viên của Nhà trường bao gồm các nhóm trình độ theo bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3: Trình độ cán bộ nhân viên tại Trƣờng
Trình độ Nam Nữ Số lƣợng (Người)
Thạc sĩ 1 0 1
Đại học 25 6 31
Cao đẳng 8 0 8
Trung cấp 2 4 6
Công nhân kỹ thuật 9 0 9
Phục vụ 0 1 1
Tổng cộng 45 11 56
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Có thể thấy tỷ lệ CBVC, nhân viên có trình độ đại học là trên 50%, trình độ cao đẳng là gần 20%. Độ tuổi trung bình có bằng đại học là 39 tuổi. Tỷ lệ về trình độ của CBVC, nhân viên Trường được thể hiện qua Đồ thị 2.4 như sau:
Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Đồ thị 2.3: Tỷ lệ trình độ học vấn của CBVC,nhân viên Trƣờng
Khoảng 55% CBVC có trình độ đại học và 14% có trình độ cao đẳng, có thể thấy
trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực của Trường hiện nay đáp ứng yêu cầu của
một trường trung cấp. Một số CBVC đang theo học thạc sĩ và liên thông đại học, vì vậy, cho thấy khuynh hướng phát triển khá tốt của nguồn nhân lực. Tuy là trường Trung cấp nghề nhưng chỉ có 01 khoa thực hiện đào tạo nghề trung cấp, các khoa
còn lại chỉ đào tạo trình độ sơ cấp nghề, chứng chỉ nghề, nên nguồn thu của nhà trường của yếu từ các hoạt động đào tạo này là chính. Ngoài ra, các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ khác như: cho thuê phòng học, khu ký túc xá, giữ xe...là không đáng kể. Vì vậy, trước đây, công tác tuyển dụng nhân sự chỉ chú trọng vào tuyển giáo viên dạy lái xe, chưa chú trọng tuyển dụng những nhân viên có chuyên môn khác để có thể mở rộng ngành nghề đào tạo. Theo yêu cầu về trình độ đối với giáo viên dạy lái xe (theo tiêu chuẩn của Tổng cục đường bộ Việt Nam) chỉ là cần trình độ 12/12, có chứng chỉ sư phạm bậc 2 và chứng nhận giáo viên dạy thực hành là đủ điều kiện thành trở giáo viên.
Đa số các giáo viên có trình độ đại học không thuộc chuyên ngành cơ khí động lực như: quản trị kinh doanh, chế tạo máy, công nghệ thông tin, chính trị, ngoại ngữ...đều đang làm những công việc không đúng chuyên môn đã được đào tạo hoặc có nhưng rất ít. Việc tham gia đào tạo chuyên môn chủ yếu mang tính tự phát, tự nguyện chứ nhà trường vẫn chưa có kế hoạch cụ thể chuẩn bị cho sự phát triển tương lai của nhà trường. Nhiều yếu tố cá nhân như gia đình, con cái, thu nhập cũng như thiếu áp lực cạnh tranh trong công việc, thiếu điều kiện kinh tế cũng như những chính sách khen thưởng dành cho việc học lên các cấp cao hơn… tạo nên những hạn chế trong nâng cao trình độ bằng cấp và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên.