6. Kết cấu luận văn
3.1.1.1 Chính sách của chính phủ Việt Nam
Ngày 22 tháng 7 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1216/QĐ-TTg để phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo. Đây là văn bản mới nhất ở cấp nhà nước về chính sách phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. Mục tiêu của Quy hoạch phát triển nhân lực nhằm:
- Tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40,0% năm 2010 lên mức 70,0% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50,0%; ngành công nghiệp từ 78,0% lên 92,0%, ngành xây dựng từ 41,0% lên 56,0%; ngành dịch vụ tăng từ 67,0% lên 88,0%.
- Phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
- Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước.
Tại mục đ của điều 4 của Quyết định, định hướng phát triển nhân lực đề cập trực tiếp đến đối tượng giảng viên, giáo viên, giáo viên dạy nghề:
- Đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, quy hoạch cho đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên bậc trung cấp chuyên nghiệp khoảng 48 nghìn người, trong đó, khoảng 38,5% có trình độ thạc sỹ trở lên; số giáo viên, giảng viên bậc cao đẳng khoảng 44,2 nghìn người, trong đó tỷ lệ giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 8,0%; số giáo viên, giảng viên
bậc đại học khoảng 75,8 nghìn người, trong đó số giáo viên, giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 30,0%.
- Đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề, thì đến năm 2020, số giáo viên, giảng viên dạy nghề các bậc khoảng 77 nghìn người, trong đó, giáo viên, giảng viên cao đẳng nghề là 28 nghìn người; giáo viên, giảng viên trung cấp nghề khoảng 31 nghìn người; giáo viên, giảng viên sơ cấp nghề khoảng 28 nghìn người.
Quyết định này cho thấy sự quan tâm của chính sách đúng đắn của Việt Nam đối với việc phát triển nguồn nhân lực.