Xây dựng bảng mô tả công việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải đồng nai đến năm 2020 (Trang 69)

6. Kết cấu luận văn

3.2.1.6Xây dựng bảng mô tả công việc

Việc tiến đến xây dựng bảng mô tả công việc của từng vị trí trong Trường, nhất là trong hệ thống quản lý, là giải pháp có thể giúp phát triển và tối ưu hoá việc sử dụng nguồn nhân lực của Trường. Bảng mô tả công việc (work description) vốn là tài liệu được một số các công ty có hệ thống quản lý nhân lực hiện đại xây dựng. Để tiến hành xây dựng bảng mô tả công việc, Nhà trường có thể theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng ơ đồ tổ chức chi tiết (Giải pháp 2.1) trên đó các vị trí được xác định r ràng và được mã hoá theo một quy chế nào đó (trên cơ sở mã nhân viên hay xây dựng một nguyên tắc nào đó có tính chất thống nhất cho toàn Trường)

Bước 2: Cán bộ nhân viên tiến hành bảng tự mô tả công việc của mình theo mẫu do Phòng Tổ chức – Hành chính soạn.

Bước 3: Thành lập nhóm/tổ xây dựng bảng mô tả công việc, gồm đại diện các phòng ban liên quan và trên cơ sở bảng tự mô tả công việc, soạn thảo bảng mô tả công việc chính thức cho từng vị trí.

Bước 4: Tiến hành trao đổi giữa bộ phận quản lý và từng cán bộ nhân viên về bảng mô tả công việc của mình

Bước 5: Hoàn thiện bảng mô tả công việc trên cơ sở thống nhất và công khai bảng mô tả công việc.

Bảng tự mô tả công việc, đối với trường hợp của Trường, có thể bao gồm các chi tiết sau: Thông tin cá nhân (tên, vị trí, trình độ…); Các phòng, ban, khoa và/hay bộ phận/nhóm đang trực thuộc; Trách nhiệm/nhiệm vụ (thường xuyên hay theo thời gian/theo sự kiện); Cấp trên trực tiếp; Cấp dưới trực tiếp hay phạm vi quản lý (nếu có); Định hướng chuyên môn nghiệp vụ và tự đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại trường trung cấp nghề giao thông vận tải đồng nai đến năm 2020 (Trang 69)