Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan hữu quan của Hà Nội

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 102)

Phát triển dịch vụ bổ sung cũng như việc nâng cao chất lượng dịch vụ của các khách sạn Hà Nội góp phần vào sự phát triển của du lịch Hà. Vì vậy đối với các khách sạn chuẩn bị xây dựng cần có một cơ chế ưu đãi, cả về quỹ đất, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật…cụ thể như sau:

- Các khách sạn phải có một quỹ đất đủ rộng để không chỉ xây dựng phòng lưu trú, mà còn đủ mặt bằng để kinh doanh các dịch vụ bổ sung, đặc biệt là các khách sạn 3 sao trở lên.

- Thành phố hỗ trợ kinh phí chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu dự án.

- Thành phố đầu tư xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (Đường giao thông; cấp, thoát nước; Cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc...) bên ngoài hàng rào của dự án.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào: Ngành điện đầu tư đưa điện bán đến chân hàng rào doanh nghiệp, ngân sách Thành phố hỗ trợ một phần để giải phóng mặt bằng.

- Doanh nghiệp được thuê đất trực tiếp với UBND Thành phố theo giá ưu đãi thấp nhất phù hợp với Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc thu hồi tiền sử dụng đất. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thời hạn thuê đất tối thiểu 50 năm.

- Doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi tại Nghị định số 51/1999/NĐ- CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

- Doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi được quy định tại quyết định số 166/2005/QĐ-UB ngày 26/10/2005 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành quy định về việc hỗ trợ một phần lãi suất tiền vay sau đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước thực hiện đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất ưu đãi đặc biệt (đối với dự án xây dựng khách sạn): mức lãi suất là 0,3%/tháng (theo quy định tại mục 1 điều 1 quyết định số 6693/QĐ-UB ngày 29/9/2005 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội).

- Nhà nước cần có những văn bản cụ thể quy định việc cho phép hay không cho phép kinh doanh các loại dịch vụ nào trong khách sạn, kinh doanh ở mức độ nào, thời gian phù hợp cho từng loại dịch vụ, cơ quan chủ quản của các dịch vụ trong khách sạn là ai? Đồng thời, thông qua vai trò của nhà nước để thu hút nguồn vốn đầu tư, khoa học công nghệ, trình độ và kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn khách sạn nước ngoài về với các khách sạn ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Phân định trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan hữu quan một cách rõ ràng, cụ thể, tránh tình trạng trồng chéo hoặc tạo lỗ hổng trong quản lý. Đây chính là môi trường pháp lý thuận lợi giúp các khách sạn kinh doanh hiệu quả hơn.

Nhà nước cần từng bước nghiên cứu để có biểu thuế hợp lý hơn(thuế nhập khẩu, thuế doanh thu…), những mặt hàng nào kinh doanh trong khách sạn được miễn giảm thuế để khuyến khích ngành này phát triển.

Tăng cường tính pháp chế quản lý vĩ mô của ngành, tránh và xoá bỏ tình trạng có rất nhiều cơ quan nhà nước cũng tham gia vào hoạt động kinh

doanh du lịch. Mỗi cơ quan hành chính hay chính trị đều dùng quyền lực và phạm vi ảnh hưởng của mình để đầu tư vào kinh doanh du lịch và thực hiện quản lý các cơ sở kinh doanh này một cách ngẫu hứng, không cần biết đến các luật lệ về kinh doanh và hành chính cơ bản như vấn đề thuế khoá, vấn đề hiệu quả trang thiết bị, các vấn đề an toàn vệ sinh, các vấn đề về đầu tư…

Phải thực hiện chức năng quản lý thống nhất của nhà nước về kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội, bao gồm tất cả các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, cổ phần, liên doanh, nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, chỉ đạo và phát triển kinh doanh du lịch theo đúng phương hướng và quy hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo thực hiện tốt luật pháp của nhà nước về kinh doanh du lịch trên địa bàn. Phối hợp với Tổng cục du lịch phổ biến và hướng dẫn các văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn trong thành phố. Sở Du lịch phải thực hiện đồng thời ba chức năng sau: quản lý – kiểm tra – trợ giúp.

3.3.2. Các khách sạn Hà Nội cần hướng tới áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO

Trên thế giới, từ lâu đã hình thành những tổ chức phi Chính phủ được nhiều quốc gia công nhận trong việc cấp giấy chứng nhận phù hợp ISO-9000. Đây chính là chứng thư chất lượng trong buôn bán giúp cho việc vượt qua các rào cản phi thuế quan trọng quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

Với lợi ích của ISO - 9000, Nhà nước cần khuyến khích việc áp dụng ISO - 9000 bằng việc sử dụng các chính sách ưu đãi về vốn hoặc thuế để đẩy mạnh tốc độ triển khai ISO - 9000 trong các khách sạn Nhà nước.

Đồng thời tổng cục du lịch cần nhanh chóng tiến hành áp dụng hệ thống quản lý ISO - 9000 với các khách sạn, nhà hàng. Cần phổ biến tới các nhà quản lý khách sạn Hà Nội tầm quan trọng của việc áp dụng ISO - 9000,

tiến tới định ra thời gian bắt buộc để các khách sạn đạt chứng nhận ISO - 9000 thì mới đủ điều kiện kinh doanh quốc tế.

Việc tiêu chuẩn hoá khách sạn theo hệ thống ISO sẽ giúp chúng ta có thể quản lý tốt hơn chất lượng của các khách sạn, đồng thời giúp các khách sạn hoàn thiện và nâng cao năng lực phục vụ trong đó hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung, bắt kịp xu thế phát triển trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)