Mục tiêu chung

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 87)

3.1.1.1. Phát triển kinh doanh khách sạn ở Hà Nội đáp ứng định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của Thủ đô

Tại báo cáo Đại hội Đảng 9 đã nhấn mạnh: “ Phát triển Du lịch thực sự thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch.

Đảng cũng khẳng định, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lương vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Với ngành du lịch, nhà nước tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, ổn định và hiệu quả, du lịch Quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong phát triển và điều tiết quản lý “.

Phát triển các doanh nghiệp du lịch nhà nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; chỉ giữ lại và đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước có quy mô tương đối lớn, đủ khả năng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh.

Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh tổng hợp có liên quan đến nhiều ngành khác như lữ hành, ngoại giao, nội vụ, hàng không, giao thông vận tải, ngân hàng, xây dựng…Vì vậy, để phát triển kinh doanh khách sạn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành và phải được thể hiện từ nhận thức đến hành động. Kinh doanh khách sạn phải được xây dựng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thủ đô đến năm 2010, tốc độ phát triển kinh doanh khách sạn phải phù hợp với tốc độ phát triển kinh doanh kinh tế xã hội nói chung của Hà Nội, định hướng phát triển kinh doanh khách sạn Hà Nội sẽ góp phần vào định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội.

3.1.1.2.. Phát triển kinh doanh khách sạn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới – WTO, điều đó mở ra cho các doanh nghiệp khách sạn tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng không ít cơ hội và thách thức.

* Thách thức:

Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại WTO đã và đang tạo ra áp lực cạnh tranh với các khách sạn Việt Nam, đặc biệt là với các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ. Trong khi các khách sạn liên doanh có quy mô lớn và luôn cung ứng các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các khách sạn nhà nước và các thành phần kinh tế khác có quy mô nhỏ đa số chú ý đến mục tiêu lợi nhuận trước mắt, không tập trung vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ nên chỉ thu hút được những khách có khả năng thanh toán thấp, dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Mặt khác trong quá trình hội nhập, các tập đoàn kinh

doanh khách sạn nước ngoài sẽ đầu tư vào Việt Nam, với trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, nguồn vốn dồi dào, chắc chắn sẽ là trở ngại rất lớn với các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam quen kinh doanh theo lối thụ động và không có sự đầu tư tương xứng cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn. Để có thể cạnh tranh được với du lịch khu vực và Thế giới và ngay trên thị trường du lịch nội địa thì các khách sạn trên địa bàn Hà Nội cần có chiến lược tiếp thị, xúc tiến, mở rộng quy mô, nâng cấp trang thiết bị, khai thác một lượng dịch vụ bổ sung phong phú…Cần đa dạng hoá và nâng cấp chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhằm thoả mãn không ngừng nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế.

* Cơ hội

Toàn cầu hoá là một tất yếu khách quan của kinh tế Thế giới. Trong bối cảnh đó, nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Đây chính là cơ hội cho du lịch Việt Nam nói chung và ngành kinh doanh khách sạn Hà Nội nói riêng.

Bằng việc chủ động hội nhập song phương, đa phương hợp tác du lịch Quốc tế đã mang lại hiệu quả thiết thực, tranh thủ được vốn kinh nghiệm, công nghệ, đóng góp tích cực cho sự phát triển du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Với chính sách hội nhập mở cửa chúng ta đã thu hút được nhiều dự án lớn trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình kinh doanh khách sạn với những sản phẩm dịch vụ có chất lượng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách quốc tế và nội địa có khả năng chi trả cao.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)