Các loại hình dịch vụ trong kinh doanh khách sạn

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 25)

Kinh doanh khách sạn bao gồm hoạt động kinh doanh lưu trú và hoạt động kinh doanh ăn uống:

* Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú:

Là hoạt động bao gồm hai loại dịch vụ là dịch vụ lưu trú và dịch vụ bổ sung. Các dịch vụ này đa phần không mang tính vật chất và được trao thẳng cho khách sử dụng. Trong qúa trình sản xuất và bán các dịch vụ, các cơ sở lưu trú không tạo ra sản phẩm mới và cũng không tạo ra giá trị mới. Sự chênh lệch giữa giá và giá trị của các dịch vụ chỉ là biểu hiện của sự phân phối lại thu nhập quốc dân được tạo ra từ các ngành sản xuất vật chất. Vì vậy hoạt động kinh doanh lưu trú không thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất. Xét trên phương diện kinh tế học, nó không tạo ra GDP mà chỉ góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân giữa nước gửi khách du lịch và nước đón khách du lịch.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung là hoạt động cung cấp các dịch vụ không thuộc dạng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người. Đó là những dịch vụ làm tăng nhu cầu cuộc sống hàng ngày như vui chơi giải trí; thưởng thức văn hoá nghệ thuật; vui chơi thể thao…Khi cuộc sống ngày càng lên cao thì nhu cầu của con người về dịch vụ này càng lớn và luôn luôn được các nhà quản lý khách sạn quan tâm để khai thác. Thực tế đã cho chúng ta thấy, khách sạn nào tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ thì doanh thu từ hoạt động này là rất lớn, thập chí còn lớn hơn cả doanh thu từ dịch vụ ăn uống.

Ngày nay khi đời sống xã hội ngày càng lên cao thì nhu cầu sử dụng dịch vụ bổ sung ngày càng nhiều và ngày càng giàu thêm, phong phú thêm hệ thống các dịch vụ bổ sung trong khách sạn.

Từ phân tích trên có thể định nghĩa như sau: kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ qua đêm và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm du lịch nhằm đem lại lợi nhuận kinh tế.

* Hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống

Hoạt động ăn uống trong du lịch ra đời muộn hơn ăn uống công cộng, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thiết yếu về ăn uống của khách du lịch với những đòi hỏi cao hơn không những trong thức ăn, đồ uống mà còn đảm bảo cả điều kiện giải trí như nghe nhạc, xem hát, xem biểu diễn…

Tóm lại: Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn, bán và phục vụ việc tiêu dùng các thức ăn, đồ uống và các hàng hoá, dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu ăn uống và giải trí tại khách sạn cho khách với mục đích lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 25)