Xây dựng khu dịch vụ bổ sung cho khách hàng của cụm các

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 99)

sạn có quy mô nhỏ vị trí gần nhau

Đây là yêu cầu sống còn với các khách sạn hiện nay. Các dịch vụ càng phong phú bao nhiêu thì càng thể hiện sự nhạy bén của các khách sạn bấy nhiêu. Công tác khai thác đầu tư các dịch vụ bổ sung cần sự đóng góp của các thành phần, cá nhân và các tổ chức tập thể. Áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào phục vụ phát triển kinh doanh khách sạn. Coi trọng việc nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận có chọn lọc, chuyển giao công nghệ của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cần xác định đúng vị trí và tầm quan trọng của các dịch vụ bổ sung trong khách sạn.

Tất cả các loại hình dịch vụ, hàng hoá nếu biết kết hợp khéo léo, một cách nghệ thuật thì đều có thể trở thành các dịch vụ bổ sung cho các khách sạn.

Các dịch vụ bổ sung bao gồm các dịch vụ đáp ứng nhu cầu phổ thông hàng ngày của khách(giặt là, giải trí thông thường, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, ngân hàng, thư báo, điện thoại…). Hoặc các dịch vụ bổ sung đáp ứng các nhu cầu khác: phương tiện đi lại, thăm quan, mua sắm, chữa bệnh. Nhiều dịch vụ bổ sung phải được khai thác cho một đối tượng khách cụ thể: như phục vụ cho khách thương gia, phục vụ khách dự hội thảo, phục vụ cưới hỏi…

Dịch vụ bổ sung càng phong phú thì càng tiếp cận gần hơn với những mong muốn và trông đợi về chất lượng dịch vụ của khách hàng khi lưu trú tại đây. Đồng thời dịch vụ bổ sung cũng gây dựng thiện cảm và tác động đến sự lựa chọn dịch vụ của khách sạn cho những lần tiếp theo. Dịch vụ bổ sung là đòn bẩy kích cầu trong kinh doanh khách sạn.

Đẩy mạnh công tác đầu tư cho khách sạn, đặc biệt là đầu tư cho các dịch vụ bổ sung trong khách sạn. Trong khi các khách sạn liên doanh cứ hai năm một lần lại tiến hành đổi mới các trang thiết bị, vì thế trang thiết bị của họ rất hiện đại, luôn làm thoả mãn khách hàng. Mặt khác, các khách sạn này thường một tập đoàn kinh doanh lớn nên công ty mẹ có thể hỗ trợ trong những thời điểm nhất định để giữ vững chất lượng và họ hy vọng sẽ thu được lợi trong dài hạn. Với các khách sạn nhà nước hoặc tư nhân có quy mô vừa và nhỏ, đơn độc, vốn ít và thường là vốn vay nên dễ rơi vào vòng luẩn quẩn khi công suất sử dụng phòng thấp, kinh doanh không đem lại hiệu quả thì không thể có tích luỹ để tái đầu tư và khi đó cơ sở vật chất lại tiếp tục xuống cấp trầm trọng, các dịch vụ bổ sung không được chú trọng làm cho chất lượng dịch vụ giảm sút và hậu quả là khách lại càng ít đến. Để khắc phục tồn tại này nhà nước có thể áp dụng chính sách giảm thuế đối với các dịch vụ khách sạn, sử dụng chính sách lãi suất vay ưu đãi dài hạn để các khách sạn thường xuyên đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm góp phần đảm bảo cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của các khách sạn này.

Cần có chính sách khuyến khích huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các khách sạn, nhất là với các khách sạn nhà nước nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung để có thể đón được nhiều khách quốc tế.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)