Xã hội hoá các hình thức kinh doanh dịch vụ bổ sung trong khách

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 40)

Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong khách sạn cần tiến hành liên kết, liên doanh, hợp doanh trong xây dựng và khai thác vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, cần kết hợp với các lĩnh vực chuyên môn khác. Ví dụ như liên kết với các đoàn văn nghệ: hát chèo, ca nhạc dân tộc, múa rối nước, xiếc…Việc làm này không chỉ tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư cho các dịch vụ bổ sung mà còn nhằm đa đa dạng hoá các dịch vụ, chuyên môn hoá các dịch vụ bổ sung.

Tiểu kết chương 1

Để có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung tại các khách sạn, cần có những lý luận khoa học về vấn đề này. Chương 1 đã đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

- Chỉ ra đặc điểm và phân loại dịch vụ bổ sung trong khách sạn; gồm các nhóm sau: dịch vụ vui chơi - thể thao, dịch vụ văn hoá - giải trí, dịch vụ ytế, dịch vụ thư ký – văn phòng, dịch vụ phục vụ thẩm mỹ và sinh hoạt, dịch vụ tư vấn – thương mại.

- Chỉ ra vai trò của dịch vụ bổ sung trong kinh doanh khách sạn: dịch vụ bổ sung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hài lòng, cảm giác thoải mái của khách khi sử dụng dịch vụ của khách sạn. Nó không chỉ là yếu tố góp phần vào doanh thu của khách sạn mà còn là nhân tố tích cực khiến du khách lựa chọn sử dụng dịch vụ ăn nghỉ tại khách sạn. Ngày nay, dịch vụ bổ sung đã trở thành một khía cạnh không thể thiếu được trong kinh doanh khách sạn. Khai thác các loại hình dịch vụ bổ sung trở thành sự lựa chọn mang tính sống còn với hoạt động kinh doanh của các khách sạn hiện nay.

- Chỉ ra các nhân tố làm tăng khả năng kinh doanh dịch vụ bổ sung trong khách sạn.

- Nghiên cứu điều kiện tổ chức kinh doanh dịch vụ bổ sung trong khách sạn và xu hướng phát triển dịch vụ bổ sung trong thời đại hiện nay.

Việc nghiên cứu toàn diện các nhân tố trên sẽ cho phép chúng ta có những giải pháp nhằm khai thác hợp lý và hiệu quả các dịch vụ này trong điều kiện thực tế của từng khách sạn.

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BỔ SUNG TẠI CÁC KHÁCH SẠN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1. Dịch vụ đối với đời sống kinh tế – xã hội của Hà Nội

2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ

Trong những năm qua, ngành dịch vụ của Thủ đô đã có sự chuyển biến tích cực, thích ứng và mở rộng thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống của cư dân. Các ngành dịch vụ từng bước được đổi mới công nghệ, phương thức phục vụ, phát huy tiềm năng, tạo một bước chuyển biến quan trọng, tích cực trong cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Hà Nội đang phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp.

Khu vực dịch vụ giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động thủ đô. Công ăn việc làm trong các ngành dịch vụ hàng năm tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong nền kinh tế. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn Hà Nội hiện nay là khoảng 65% (số liệu tổng kết năm 2006). Trong những năm tới cùng với quá trình đô thị hoá và sự phát triển của thủ đô thì dịch vụ sẽ là nơi giải quyết công ăn việc làm cho lao động từ ngành nông nghiệp chuyển sang.

Hiện nay đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn thành phố đã có sức hấp dẫn nhất đối với không chỉ nhà đầu tư nước ngoài mà còn cả nhà đầu tư trong nước. Bởi vì lợi nhuận mà lĩnh vực này mang lại thường nhanh và hơn các lĩnh vực khác.

Về chuyển dịch cơ cấu dịch vụ: trong 3 năm từ 2003 – 2006, chuyển dịch cơ cấu dịch vụ trên địa bàn diễn ra nhanh. Nguyên nhân là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan về nhận thức, về chính sách quản lý, đầu tư thúc đẩy phát triển…trong cơ cấu nội ngành dịch vụ cũng có sự chuyển dịch rõ rệt, một số ngành dịch vụ chuyển dịch khá như: bán buôn bán lẻ, vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, tài chính…Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất các dịch vụ cao, ước tính trên 10%, đạt và vượt mục tiêu đề ra.

Các ngành dịch vụ trên địa bàn đã không ngừng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội, cải thiện đời sống cuả nhân dân. Nhiều sản phẩm dịch vụ đã có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

2.1.2. Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, mức đóng góp của các lĩnh vực dịch vụ vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội là rất lớn so với các lĩnh vực khác như nông lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng. Mức đóng góp này thể hiện trong bảng 2.1:

Bảng 2.1. Tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội (năm 2004)

Đơn vị: triệu đồng

2004 2005 2006

Tổng GDP 55 995 791 59 312 768 63 782 473

I. Sản xuất vật chất 23 801 236 24 184 676 25 747 635

1. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1 170 415 1 110 005 1 105 436 2. Công nghiệp 16 197 194 17154 025 18 135 234

3. Xây dựng 6 443 627 5 920 646 6 506 965

II. Sản xuất dịch vụ 32 194 555 35 137 092 38 034 838

1. Dịch vụ kinh doanh 23 521 397 25 139 889 27 000 272

Thương mại 7 019 046 7 716 000 8 133 645

Giao thông – bưu điện 9 867 780 10 686 175 11 375 166 Dịch vụ kinh doanh khác* 6 634 571 6 737 714 7 491 461

2. Dịch vụ không kinh doanh 8 673 158 9 997 203 11 034 566

Quản lý nhà nước, văn hoá, giáo dục, y tế 5 962 040 6 255 120 7 1 80 223 Dịch vụ không kinh doanh khác** 2 711 118 3 742 083 3 854 343

Ghi chú: * Bao gồm các ngành: khách sạn, nhà hàng, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh bất động sản, du lịch…

làm thuê cho các hộ gia đình…

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng)

Như vậy, lĩnh vực dịch vụ đóng vai trò rất lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân Hà Nội. Nó góp phần cải tạo chất lượng cuộc sống cho nhân dân, giải quyết vấn đề về lao động việc làm và đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm nội địa của thủ đô.

2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung tại các khách sạn trên địa bàn Hà Nội Hà Nội

2.2.1. Hệ thống cơ sở vật chất kinh doanh

Trên địa bàn Hà Nội hiện có 428 cơ sở lưu trú du lịch với 125.000 phòng, trong đó 176 khách sạn đã được xếp hạng với 8601 phòng. Cụ thể: 8 khách sạn 5 sao và tương đương với 2344 phòng, 5 khách sạn 4 sao với 845 phòng, 22 khách sạn 3 sao với 1951 phòng, 82 khách sạn 2 sao với 2556 phòng, 50 khách sạn 1 sao với 896 phòng, 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu với 109 phòng (nguồn: từ Sở Du lịch Hà Nội).

Các cơ sở lưu trú trên địa bàn Hà Nội nhìn chung có quy mô nhỏ, số lượng các cơ sở có quy mô trên 100 phòng chỉ có 21 cơ sở lưu trú, chiếm 4,97% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố, với 4781 phòng lưu trú chiếm 38,38% tổng số phòng lưu trú. Các cơ sở lưu trú phần lớn thuộc khối liên doanh với nước ngoài, được xây dựng trong 10 năm trở lại đây nên có kiến trúc hiện đại, thiết kế hợp lý mang tính chuyên nghiệp cao và một số cơ sở thuộc khối quốc doanh có diện tích mặt bằng lớn. Các cơ sở lưu trú này có vị trí kinh doanh thuận lợi, có diện tích rộng và có số lượng dịch vụ bổ sung phong phú đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách lưu trú như: hội thảo, tiệc, bể bơi, sân tennis, sauna và massage…

Các cơ sở lưu trú có quy mô từ 50 đến 99 phòng chỉ có 25 cơ sở chiếm 5,91% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn với 1583 phòng lưu trú, chiếm

12,71% tổng số phòng lưu trú trên địa bàn thành phố. Các cơ sở lưu trú này phần lớn thuộc khối quốc doanh và một số từ nhà khách, nhà nghỉ các Bộ, Ngành chuyển sang kinh doanh khách sạn từ những năm 90 theo QĐ 317/TTg ngày 29/06/1993. Dịch vụ cung cấp chủ yếu là lưu trú, nhà hàng ăn uống, hội nghị với quy mô nhỏ và vừa.

Các cơ sở lưu trú có quy mô từ 20 đến 49 phòng có 111 cơ sở chiếm 26,24% tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn với 3144 phòng lưu trú chiếm 25,24% tổng số phòng lưu trú trên địa bàn thành phố. Các cơ sở lưu trú này phần lớn thuộc khối tư nhân và cổ phần. Các dịch vụ bổ sung ở đây rất ít, chỉ có một số có dịch vụ giặt là, sauna và massage…

Các cơ sở lưu trú có quy mô dưới 20 phòng có tới 271 cơ sở, chiếm 63,31% tổng số cơ sở lưu trú với 2947 phòng chiếm 23,66% tổng số phòng lưu trú. Các cơ sở này phần lớn thuộc khối tư nhân có diện tích nhỏ, dịch vụ ít chỉ đáp ứng được yêu cầu chủ yếu về ăn, nghỉ của khách lưu trú.

2.2.2. Hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các khách sạn Hà Nội

Kinh doanh dịch vụ tại các khách sạn của Hà Nội đang phát triển theo xu hướng thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Các khách sạn có hiệu quả kinh doanh cao không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ sung nhằm làm cho doanh thu từ dịch vụ bổ sung chiếm tỷ trọng ngày càng tăng. Trái lại, các khách sạn chỉ kinh doanh các dịch vụ cơ bản như phòng ở, ăn uống, ít dịch vụ bổ sung thì khách sạn chỉ thu hút được khách có khả năng thanh toán thấp, lưu trú ít ngày.

Tại các khách sạn 4-5 sao, mặc dù chỉ chiếm 18% tổng số phòng nhưng doanh thu chiếm tới 42% doanh thu từ ngành khách sạn thủ đô. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ lệ 42,8%, doanh thu từ các dịch vụ bổ sung lại chiếm tỷ lệ 57,2%, số ngày lưu trú bình quân tại các khách sạn này là 4,1 ngày (nguồn: Sở du lịch Hà Nội). Các khách sạn này triển khai kinh

doanh rất nhiều dịch vụ giải trí, thể thao, chăm sóc sắc đẹp, hội thảo, hội nghị. Đặc biệt đây thường là nơi tổ chức các sự kiện, là địa điểm mà các chính khách, các nguyên thủ lựa chọn.

Trái lại các khách sạn 2 sao trở xuống có dịch vụ rất nghèo nàn, nên mặc dù chiếm gần 40% lượng phòng nhưng chỉ đạt hơn 10% tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh khách sạn. Ngày khách lưu trú trung bình tại các khách sạn loại này cũng rất thấp chỉ là 1,7 ngày. Nguyên nhân này là do chất lượng dịch vụ tại các khách sạn này còn thấp, không hấp dẫn khách, chỉ thu hút những khách quá bộ, tây balô, khách có khả năng chi trả thấp. (nguồn: Sở du lịch Hà Nội).

2.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kinh doanh dịch vụ tại các khách sạn Hà Nội khách sạn Hà Nội

2.2.3.1. Yếu tố cơ chế chính sách

Qua nhiều năm hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nước ta đã làm thay đổi nhận thức, quan niệm, phương pháp luận và phương pháp tính toán, phân loại, lập kế hoạch và chiến lược pháp triển về dịch vụ ở Việt Nam. Ngày 24/12/2004, thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị 49/2004/CT-TTg nhằm thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ của Việt Nam.

Để đẩy nhanh việc thực hiện Chỉ thị 49 của chính phủ, Hà Nội đã kịp thời xây dựng chiến lược phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn, đề xuất cơ chế chính sách để phát triển dịch vụ, đưa nội dung dịch vụ vào kế hoạch 5 năm từ năm 2006 – 2010, phân loại các ngành dịch vụ, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình phát triển dịch vụ thời kỳ 5 năm từ 2001 – 2005; Rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ, phổ cập các thông tin, hướng dẫn các ngành trên địa bàn thành phố…

Thành phố Hà Nội đã xây dựng và thực hiện Chương trình số 07- CTr/TU ngày 04/08/2006 về phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất

luợng cao giai đoạn 2006 – 2010. Kế hoạch số 03/KH-BCN ngày 05/02/2007 của Ban Chủ nhiệm chương trình “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao” triển khai chương trình “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn 2006 -2010” trong năm 2007; Trong điều kiện hiện nay của Thủ đô Hà Nội, phát triển dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao phải xác định phát triển tổng thể các dịch vụ, đồng bộ ở tất cả các khâu.

Hà Nội tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trung ương, tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích phát triển các dịch vụ. Đó là sự phối hợp giữa UBND Thành phố Hà Nội với các ngành: Công an, Giao thông vận tải, Hàng không, Ngoại giao, Văn hóa Thông tin, Thương mại, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Du lịch, Lao động thương binh xã hội, Giáo dục đào tạo, Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường…

2.2.3.2. Yếu tố kinh tế - xã hội - văn hoá

a. Yêú tố kinh tế

Chính sách mở cửa, hội nhập, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn làm bạn và là đối tác tin cậy của các nước là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói riêng phát triển.

Đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước làm cho mọi thành phần kinh tế, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo luật định và được pháp luật bảo vệ tạo điều kiện cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế phát triển trong đó có lĩnh vực dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội bình quân những năm trở lại đây cao. Cơ cấu kinh tế của Hà Nội đã chuyển dần theo hướng công nghiệp hoá,

hiện đại hoá, từ công nghiệp - nông nghiệp chuyển sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Kinh tế phát triển cho phép người dân thủ đô có nhiều điều kiện và nhu cầu hơn về sử dụng các loại hình dịch vụ (dịch vụ ăn uống, may mặc, dịch vụ thương mại giải trí, du lịch, tư vấn, dịch vụ lo thủ tục giấy tờ, dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, quảng cáo,…). Do đó mà hình thành các ngành dịch vụ, công ty dịch vụ, trung tâm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

b. Yếu tố xã hội

Hà Nội có rất nhiều lợi thế để phát triển các ngành dịch vụ. Trước hết đó là lợi thế về nguồn lao động việc làm. Nơi đây tập trung đông đảo đội ngũ những nhà khoa học và người lao động ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó một lượng không nhỏ hoạt động trong các ngành dịch vụ. Đời sống của người dân Hà Nội được cải thiện, góp phần thay đổi quan niệm và lối sống của họ. Nhu cầu về dịch vụ phục vụ cuộc sống cũng do đó mà phát triển theo: từ dịch vụ tư vấn sức khoẻ và kế hoạch hoá gia đình, giúp đỡ về hôn nhân, trang trí tiệc, trang trí cô dâu, dịch vụ làm công việc nội trợ trong nhà,

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 40)