Xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả các dịch vụ

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 90)

bổ sung tại các khách sạn Hà Nội

3.2.1. Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các ngành, các đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển hoạt động dịch vụ bổ sung trong khách sạn

Để giải quyết khó khăn về vốn, sự yếu kém trong công tác quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, việc đầu tư cho các dịch vụ bổ sung trong khách sạn…thì các khách sạn trên địa bàn Hà Nội cần có sự liên kết, liên doanh với các tập đoàn khách sạn Quốc tế hoặc thuê người nước ngoài có trình độ và kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn lớn.

Việc khai thác và mở rộng các loại hình dịch vụ bổ sung trong khách sạn cần sự phối hợp của rất nhiều ngành: tài chính, bưu chính viễn thông, văn hóa thể thao, giao thông vận tải, ytế, thẩm mỹ, tư pháp, các đoàn nghệ thuật…Tình trạng cùng một lĩnh vực kinh doanh nhưng có nhiều ngành quản lý, tạo ra sự chồng chéo sẽ cản trở sự phát triển của các loại hình dịch vụ bổ sung ở khách sạn. Ngược lại, nếu được sự hậu thuẫn, quan tâm và phối hợp kịp thời của các ngành này thì các dịch vụ như các loại hình văn hoá nghệ thuật dân tộc, thể thao truyền thống, Karaoke, Internet, liên lạc quốc tế, chăm sóc sắc đẹp, vui chơi giải trí...sẽ có điều kiện phát triển tốt.

Việc đầu tư khai thác và kinh doanh dịch vụ bổ sung có thể tiến hành qua nhiều hình thức:

- Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp: Theo tinh thần của nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và tiếp tục nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước cần tiến hành cổ phần hoá các khách sạn Nhà nước đủ điều kiện. Việc cổ phần hoá nhằm mục tiêu "tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp Nhà nước phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động". Điều này chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khách hàng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, người lao động và xã hội. Việc cổ phần hoá đặc biệt cần thiết với các khách sạn, nhà nghỉ của các ban ngành chuyển sang. Vì hiện nay các khách sạn này đang phục vụ chủ yếu là khách nội địa và khách Trung Quốc có khả năng chi trả thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, mặt bằng chật hẹp, khó cải tạo và nâng cấp, khó có điều kiện khai thác một cách hiệu quả các dịch vụ bổ sung, hiệu quả kinh doanh thấp.

Với các khách sạn Nhà nước có quy mô trên 50 phòng, cần liên kết hình thành tập đoàn liên doanh khách sạn thì mới có đủ điều kiện cạnh tranh với các khách sạn liên doanh nước ngoài bằng việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư khai thác có hiệu quả các dịch vụ bổ sung.

- Tiến hành liên kết với các cơ sở cung ứng dịch vụ để tổ chức các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như mời các nhóm nhạc về khách sạn biểu diễn, mời ca sỹ...

Hình thức liên kết khác là có thể cho chính các đơn vụ cung ứng dịch vụ thuê mặt bằng tại khách sạn để tiến hành kinh doanh dưới sự kiểm soát của khách sạn như dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ massage và sauna…

- Hình thức thu hút vốn đầu tư rất hiệu quả là liên kết với các tập đoàn khách sạn nước ngoài. Việc làm này sẽ giúp các khách sạn trong nước và Hà Nội thu hút được nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, phương pháp kinh doanh hiện đại tại các trung tâm du lịch của khu vực và thế giới. Điều này sẽ rất tốt cho các khách sạn của chúng ta trong việc đầu tư khai thác các dịch vụ bổ sung trong khách sạn.

- Việc đầu tư phát triển dịch vụ bổ sung cũng có thể huy động từ lượng tài chính của khách sạn. Các khách sạn cần có kế hoạch để dự trù kinh phí cố định cho các dịch vụ bổ sung tránh tình trạng đầu tư một cách tự phát như vậy sẽ không đủ tài chính để duy trì và bảo dưỡng các dịch vụ khi vận hành.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung sẽ có hiệu quả hơn nếu được sự quan tâm và tạo điều kiện thực hiện từ phía các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Tránh tình trạng cùng một loại hình kinh doanh có tới đa cấp quản lý. Điều này tạo ra sự chồng chéo trong công tác quản lý, gây cản trở việc kinh doanh dịch vụ bổ sung tại khách sạn. Cùng là kinh doanh dịch vụ Karaoke nhưng có tới rất nhiều cấp quản lý: khách sạn, văn hoá, công an, chính quyền địa phương. Ngược lại, nếu được sự quan tâm, tạo điều kiện cho

khách hàng và hiệu quả kinh doanh của khách sạn như ngành điện cung cấp điện, ngành bưu chính viễn thông cung cấp các dịch vụ về điện thoại, telex, thư nhanh, ngành văn hoá tạo điều kiện và cung cấp các dịch vụ về văn hóa, biểu diễn; ngành ngân hàng cung cấp các dịch vụ về thanh toán quốc tế; ngành y tế cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ…

Ngoài ra việc lựa chọn và phối hợp nhịp nhàng giữa khách sạn và các đơn vị cung ứng dịch vụ cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng tới chất lượng của các dịch vụ bổ sung như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các dịch vụ giải trí, thể thao, thẩm mỹ, dịch vụ văn phòng, thư ký, phiên dịch, các hãng hàng không, đội xe, đường sắt…

Sự phối kết hợp giữa khách sạn với các đơn vị cung ứng và các cơ quan hữu quan sẽ tạo cho guồng máy này hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, đảm bảo cung cấp cho khách những dịch vụ tiện nghi và thoải mái nhất.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ sung trong các khách sạn tại Hà Nội (Trang 90)