Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72)

- Thất thu do khai sai trị giá

2.5.2. Bài học kinh nghiệm

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của Hải quan Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Malaysia, có thể nói mỗi nước đều đã thành công ở một số khía cạnh nhất định và có những phương pháp, kinh nghiệm quản lý khác nhau. Để tiếp tục thực hiện thành công các phương pháp quản lý thuế, Hải quan Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm từ bài học chung của 4 nước nói trên. Những bài học cụ thể là:

Một là: Để chống thất thu thuế hiệu quả cần sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật quốc gia đầy đủ, rõ ràng, tuân thủ đúng các quy định của quốc tế (Công ước HS) về phân loại, áp mã hàng hóa.

Đây là bài học kinh nghiệm đầu tiên qua nghiên cứu 4 nước trên, các nước này đều rất quan tâm và chú trọng việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định quốc tế (về áp dụng quy tắc, về sử dụng đầy đủ mã số cấp 6 số của HS). Các quy định về phân loại hàng hóa được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật (trong danh mục hàng hóa và trong biểu thuế) là căn cứ để các bên thực hiện nghĩa vụ thuế chính xác. Việc bổ sung thêm một số chú giải của quốc gia trong biểu thuế của Hải quan Pháp (thực hiện từ đầu những năm 1990) cho thấy các nước này đã nhận thức rõ là Danh mục HS không thể chi tiết hết cho các mặt hàng (chỉ đến cấp 6 số), do đó, ở cấp độ chi tiết hơn (từ 8 số, 9 số hoặc nhiều hơn) cần có các quy định của quốc gia để thống nhất khi sử dụng, Việc minh bạch các quy định trong biểu thuế là rất cần thiết và làm giảm cơ bản các tranh chấp về các mức thuế doanh nghiệp phải áp dụng.

Hai là: Để chống thất thu thuế hiệu quả cần có sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ của chính phủ, sự quyết tâm của cơ quan Hải quan cũng như sự ủng hộ của các bộ, ngành và doanh nghiệp tham gia. Do vậy, từ phía Nhà nước, cơ quan Hải quan và doanh nghiệp cần phải nhận thức về vai trò và sự cần thiết phải thực hiện trong công tác thu nộp thuế nhằm thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý hàng hóa XNK cũng như thực hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia. Việc tham gia có trách nhiệm của các cơ quan, bộ ngành liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện các quy định trong danh mục, biểu thuế giúp cho việc thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và thống nhất, hạn chế thấp nhất tranh chấp do chưa thống nhất hoặc hiểu khác nhau về hàng hóa.

Ba là: Để thực hiện mục tiêu chống thất thu thuế hiệu quả cần coi trọng công tác tuyên truyền, đào tạo cho các đối tượng thường xuyên thực hiện công việc này: Do hàng hóa tham gia thương mại quốc tế ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều mặt hàng mới xuất hiện, hoạt động phân loại mức thuế cần có yêu cầu nghiệp vụ riêng, phải tuân thủ những nguyên tắc, tuân thủ quy tắc nhất định, do đó, để thực hiện tốt việc phân loại, áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất, rất cần cơ quan chịu trách nhiệm chính (cơ quan hải quan) phải tăng cường công tác tuyên truyền và thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn về phân loại hàng hóa cho các đối tượng có liên quan trực tiếp, đó là các doanh nghiệp XNK và đại lý Hải quan. Việc đào tạo này sẽ mang lại lợi ích trước hết cho DN khi khai báo làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa XNK đúng quy định, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý hàng hóa XNK là Hải quan thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa XNK đúng đối tượng, thực hiện đúng chính sách XNK, thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách quốc gia.

Bốn là: Thực hiện minh bạch, công khai hóa thông tin trong việc thu thuế với hàng hóa XNK: Công tác này cần được thực hiện thường xuyên, thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, để làm sao chuyển tải thông tin nhanh chóng,

đầy đủ, rõ ràng đến các doanh nghiệp XNK, tạo sự đồng thuận giữa Hải quan - Doanh nghiệp. Các kết quả giải đáp về mức thuế phải nộp dựa trên cơ sở khoa học, tính thuyết phục cao, được thông báo công khai gửi tới doanh nghiệp XNK, cơ quan thuế, hải quan.v.v. tạo sự đồng thuận, minh bạch trong việc thực hiện chính sách XNK, chính sách thuế đối với hàng hóa.

Kết luận chương 2

Để hoàn thiện cơ sở khoa học của công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, chương 2 của luận án đi sâu vào việc hệ thống hóa về thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm các nước trong chống thất thu thuế và rú ra bài học cho Hải quan Việt Nam.

Qua quá trình nghiên cứu, chương 2 đã khái quát được khái niệm thất thu thuế có thể hiểu là các khoản thu phải nộp theo luật vào ngân sách nhà nước nhưng không nộp và để chống thất thu thuế hiệu quả phải áp dụng các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế do kim ngạch XNk ngày càng tăng, người và phương tiện XNC ngày càng nhiều thì các phương thức quản lý thủ công sẽ không thể thực hiện được. Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thể giới nên sẽ phải nghiên cứu và tiếp thu các phương thức quản lý Hải quan mới của thế giới. Bên cạnh đó, những nghiệp vụ Hải quan truyền thống cũng phải thay đổi để có thể đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, các nước sau khi gia nhập WTO đều nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh hệ thống pháp luật phù hợp với các cam kết của WTO. Chiến lược phát triển của mỗi quốc gia và quá trình thực hiện các cam kết quốc tế đã ký kết đòi hỏi Hải quan mỗi nước phải có nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển, hiện đại hoá Hải quan. Chiến lược phát triển và

hiện đại hoá Hải quan đưa ra các mục tiêu cơ bản cần đạt đến, dự báo những vấn đề liên quan đến xu hướng phát triển, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nước trong điều kiện hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và khu vực. Cụ thể như Chiến lược phát triển, hiện đại hoá của Hải quan Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Đan Mạch…

Với yêu cầu đảm bảo, thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình của luật thuế xuất nhập khẩu; thực hiện các quy định về cải cách chính sách thuế của nhà nước; chống buôn lậu, chống gian lận thương mại có hiệu quả để tăng cường việc chấp hành luật pháp của các đối tượng xuất nhập khẩu để tăng thu cho ngân sách; xây dựng và thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ như các quy trình nghiệp vụ mới phù hợp với tiến trình cải cách, đôn đốc thu nợ, cưỡng chế để góp phần tăng thu. Chương 2 đã trình bày những vấn đề có tính lý luận khoa học của công tác chống thất thu thuế để tiếp tục nghiên cứu thực tế chống thất thu thuế ở Việt Nam thời gian qua làm tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp có tính khả thi cao ở chương sau.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)