Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 131 - 136)

- Thất thu do khai sai trị giá

3.4.1.Những kết quả đạt được

Hoạt động chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, đó là:

Thứ nhất,số thuế xuất khẩu, nhập khẩu truy thu tăng qua các năm.

Từ khi triển khai Luật Quản thuế năm 2007, cơ quan Hải quan đã thực hiện thống nhất, công khai, minh bạch việc điều chỉnh thuế so với khai báo của người nộp thuế bằng quyết định ấn định thuế, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý, lý do ấn định thuế, số thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế ấn định và gửi kịp thời quyết định ấn định thuế đến Người nộp thuế.

Với cơ chế kiểm tra Hải quan nói chung và kiểm tra thuế nói riêng chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, việc ấn định thuế tập trung vào khâu kiểm tra sau thông quan và kết quả ấn định thuế XNK thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Kết quả ấn định thuế xuất khẩu, nhập khẩu giai đoạn 2009 - 2013

Năm

Số cuộc KTSTQ Số tiền quyết định truy thu thuế, phạt (tỷ đồng) Số tiền thực thu vào NSNN (tỷ đồng) Tại trụ sở DN Tại trụ sở CQ HQ Tổng số cuộc KTSTQ 2009 128 1.357 1.485 370 310 2010 139 1.608 1.747 498 420 2011 151 1.914 2.065 545 450 2012 355 2.317 2.672 1.373 881 2013 384 2.046 2.430 1.593 1.343

Nguồn: Tổng cục hải quan

Nguyên nhân có sự chênh lệch giữa số tiền thuế doanh nghiệp kê khai với số tiền thuế ấn định là do doanh nghiệp khai sai về mã số hàng hoá, thuế suất, số lượng hàng hoá, khai sai số tiền thuế được miễn, giảm…

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số thuế ấn định tăng qua các năm, năm 2009 số thuế ấn định là 370 tỷ đồng và số thuế thực thu vào NSNN là 310 tỷ đồng. Năm 2013 số thuế ấn định là 1.593 tỷ đồng và số thuế thực thu vào NSNN là 1.343 tỷ đồng. Kết quả này thể hiện việc chấp hành pháp luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của các đối tượng nộp thuế chưa cao, các hiện tượng nhằm gian lận, trốn thuế nhiều và nỗ lực của ngành Hải quan trong công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Số thuế truy thu qua ấn định thuế tăng qua các năm đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước qua các năm đã có chuyển biến tích cực, kết quả thu hàng năm đều vượt dự toán được giao, tỷ lệ động viên thuế và phí đạt bình quân khoảng 21% GDP, góp phần tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia. Đồng thời phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, mở rộng hoạt động kinh tế về đối ngoại và góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia tăng khối lượng hàng hóa nhập khẩu thời gian qua đã tác động trực tiếp đến số thu thuế từ hàng hóa nhập khẩu. Trong những năm qua, nguồn thu từ hàng hóa nhập khẩu đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu chung của ngân sách nhà nước.

Thứ hai, công tác chống gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và phòng chống buôn lậu qua biên giới được chú trọng.

Trong những năm qua, công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được ngành Hải quan phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu trao đổi, cung cấp thông tin, hợp đồng tác chiến và xây dựng cảnh báo về phương thức, thủ đoạn buôn lậu, chỉ đạo toàn ngành chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh chống buôn lậu. Điều tra, xác minh, đấu tranh quyết liệt với các hiện tượng nóng, nổi cộm, các mặt hàng cấm, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, an

toàn cộng đồng như: bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép tài liệu cấm, tang vật, văn hóa phẩm cấm các loại có nội dung chống phá cách mạnh và chế độ, các tang vật như phế liệu, pháo, súng, đạn, đao, kiếm, vũ khí thô sơ,…

7 6 .9 8 7 3 .4 1 8 1 .3 4 7 2 .0 5 7 8 .9 2 6 6 .6 0 107 .3 4 1 3 5 .7 7 1 2 5 .8 0 1 4 2 .6 2 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ đồng Thuế XNK+Thuế TTĐB Thuế GTGT

Biểu đồ 3.7: Thống kê số thuế thu được của Hải quan giai đoạn 2009-2013

Nguồn: Cục Thuế XNK -Tổng cục hải quan.

Ngành Hải quan Việt Nam đã tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, tập trung phát hiện và đấu tranh với các đối tượng là các chủ hàng lớn, chuyên mua thu gom hàng, chuyên tổ chức vận chuyển hàng lậu thuê, các doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật về Thuế, Hải quan và chuyên kinh doanh những mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất cao. Tăng cường công tác phối kết hợp với các lực lượng chức năng trong công tác điều tra, xử lý những vụ buôn lậu lớn; truy tìm những doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế nhập khẩu với số lượng lớn rồi bỏ trốn. Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm tình hình, xây dựng các phương án kiểm tra, kiểm soát để chủ động thực hiện cung cấp thông tin cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Thường xuyên tiến hành công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện những đối tượng trọng điểm, những vụ việc lớn, có độ rủi ro cao khi áp dụng phương thức quản lý Hải quan theo quy trình mới làm cơ sở cho công tác dự báo tình hình và đề xuất các biện pháp xử lý những sơ hở, vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ.

Thứ ba,đã áp dụng các biện pháp tích cực đôn đốc, thu đòi nợ thuế.

Công tác quản lý và thu hồi nợ thuế đã có chuyển biến khá tích cực; các khoản nợ được phân loại, theo dõi quản lý, đôn đốc thu nộp; từng bước giảm thiểu và hạn chế phát sinh nợ mới, số nợ đọng về thuế giảm nhiều so với trước, tỷ trọng nợ/tổng số thu năm sau giảm so với năm trước. Cơ quan Hải quan đã thực hiện phân công trách nhiệm theo dõi tập trung thu các khoản nợ thuế chi tiết cho Cục, Chi cục Hải quan và các phòng ban trực thuộc, hướng dẫn các bước và các biện pháp nhằm hạn chế nợ đọng.

Đồng thời, cơ quan Hải quan đã thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định về các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn. Việc thực hiện cưỡng chế được thực hiện một cách tuần tự, theo trình tự các biện pháp quy định, góp phần thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.

Bảng 3.8: Tình hình cưỡng chế thuế đối với các doanh nghiệp nợ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu giai đoạn 2009 - 2013

Năm

Số lượng DN bị cưỡng chế Số thuế cưỡng chế (tỷ đồng) 2009 235 346 2010 337 402 2011 451 482 2012 477 487 2013 808 320

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy, để thu hồi số thuế nợ đọng trong những trường hợp cần thiết theo qui định của Luật Quản lý thuế, cơ quan Hải quan đã phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm thu hồi nợ thuế. Số doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế năm 2009 là 235 với số tiền thuế cưỡng chế là 346 tỷ đồng. Năm

2013, số doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế là 808 với số thuế cưỡng chế là 320 tỷ đồng. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế đã giảm số tiền thuế nợ đọng, góp phần chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thứ tư, ngành Hải quan đã quyết liệt triển khai đồng bộ các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu, hạn chế và ngăn ngừa các hiện tượng gian lận nhằm trốn thuế.

Cơ quan Hải quan đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, áp dụng đồng bộ các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại như: khai thuế qua mạng, thông quan điện tử, đưa vào vận hành hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS), hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan…. Việc triển khai thủ tục Hải quan điện tử về cơ bản đã đáp ứng được các mục tiêu về tiến độ, lộ trình đặt ra theo kế hoạch, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá và kiểm soát các hiện tượng gian lận, chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc khai báo và xử lý hồ sơ Hải quan được thực hiện thông qua Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS với mức độ tự động hóa rất cao theo công nghệ Nhật Bản, theo đó các chứng từ trong bộ hồ sơ Hải quan được đơn giản hóa và được tích hợp trong một tờ khai Hải quan duy nhất, thời gian thông quan giảm (đối với luồng xanh chỉ 3 giây), công tác giám sát quản lý Hải quan được đảm bảo chặt chẽ. Tạo thuận lợi cho công tác thu nộp thuế thông qua việc áp dụng phương thức thu nộp thuế hiện đại, hạn chế hiện tượng thất thu thuế.

Lực lượng kiểm soát Hải quan các cấp đã vận hành hệ thống quản lý rủi ro một cách đồng bộ trong toàn ngành, bước đầu phục vụ hiệu quả quy trình thông quan, cho phép đánh giá, phân loại rủi ro đối với từng lô hàng nhập khẩu; hỗ trợ đắc lực cho cấp Chi cục Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra hàng hóa nhập khẩu; giảm thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tập trung nguồn nhân lực để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát việc kê khai của người nộp thuế, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, chống thất thu thuế.

Công tác kiểm tra, xác định trị giá, phân loại áp mã hàng hóa, kiểm tra C/O, kiểm tra lượng, kiểm tra việc áp dụng chính sách pháp luật,…. được thực hiện thường xuyên và thông suốt từ cấp Tổng cục đến cấp Cục, nhằm đấu tranh với những hình thức gian lận, kiểm soát phát hiện và cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn, mặt hàng, đối tượng trọng điểm gian lận thương mại qua thuế nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 131 - 136)