0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Thực trạng chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 110 -110 )

- Thất thu do khai sai trị giá

3.3.2. Thực trạng chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan

hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan

Với khối lượng hàng hóa và hành khách không ngừng tăng lên hàng năm, ngành Hải quan không thể duy trì các phương pháp quản lý thủ công truyền

thống. Ngành Hải quan đã chủ động trang bị và xây dựng riêng các phần mềm nghiệp vụ trợ giúp cán bộ, công chức Hải quan trong công tác xác định trị giá, phân loại áp mã hàng hóa XNK. Nhóm các hệ thống xử lý dữ liệu thông tin Hải quan hiện nay gồm: (1) Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu tờ khai hàng hóa XNK thực hiện chức năng thu thập, xử lý thông tin về tờ khai hàng hóa XNK; phân luồng hàng hóa XNK. (2) Hệ thống dữ liệu giá tính thuế thực hiện chức năng thu thập, quản lý thông tin về trị giá tính thuế, phương pháp xác định trị giá tính thuế. (3) Hệ thống Kế toán thuế xuất khẩu, thuế NK (gọi tắt là chương trình KT559) thực h`iện chức năng quản lý theo dõi tình hình thu nộp thuế của doanh nghiệp, quản lý các khoản thu của ngành Hải quan theo quy định của chế độ kế toán thuế XNK. (4) Hệ thống quản lý thông tin vi phạm pháp luật Hải quan thực hiện chức năng thu thập, quản lý thông tin về tình hình vi phạm pháp luật Hải quan của các tổ chức, cá nhân và phương tiện; cung cấp thông tin đầu vào cho hệ thống QLRR để đánh giá doanh nghiệp.

346 309 545 289 881 1.373 1.625 295 450 1.407 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ VNĐ

Số tiền quyết định truy thu thuế, phạt Số tiền thực thu vào NSNN

Biểu đồ 3.4: Số tiền truy thu phạt và số tiền thực thu vào ngân sách nhà nước

Nguồn: Cục Thuế XNK- Tổng cục hải quan

Hệ thống nguyên bản ở Nhật Bản (Hệ thống NACCS/CIS) có trên 600 chức năng để quản lí hoạt động của cơ quan Hải quan và các đơn vị liên quan. Nhưng khi chuyển giao cho Việt Nam Nhật bản mới chuyển giao hơn 120 chức năng, trong đó hơn 100 chức năng dành cho cả cơ quan Hải quan và NNT trên

Hệ thống thông quan tự động (VNACCS) và trên 20 chức năng dành riêng cho cơ quan Hải quan trên Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (VCIS). Trong số các chức năng mà NNT được sử dụng, trong quá trình vận hành chính thức đã phát sinh một số bất cập không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, một số chức năng còn thiếu (so với thực tế hoạt động ở Việt Nam ví dụ như chức năng đối với loại hình gia công, SXXK) nên cơ quan Hải quan phải xây dựng chương trình công nghệ thông tin vệ tinh bổ trợ (như vẫn duy trì Hệ thống Ecus 5 phục vụ các chức năng còn thiếu), điều này làm giảm hiệu quả của Hệ thống VNACCS/VCIS. Mặt khác, theo nội dung kí kết giữa 2 bên (Việt Nam- Nhật Bản) các nội dung do Nhật Bản thiết kế, Hải quan Việt Nam không được phép hiệu chỉnh, nên cơ quan Hải quan gặp khó khăn khi xử lí các vướng mắc phát sinh của Hệ thống.

Nhiều Cục Hải quan địa phương đã phát hiện DN làm giả chứng từ để làm thủ tục hải quan, đã lập biên bản vi phạm và chuyển cơ quan công an để xử lý, vì vậy để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, cần có sự chung sức của các Bộ, Ngành trong việc vạch ra chiến lược phát triển hệ thống Luật, hệ thống văn bản có tính khả thi đủ mạnh để chế tài và răn đe, cụ thể là:

Một là, công tác chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động kiểm tra Hải quan vẫn còn bất cập, chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, thống nhất dẫn đến những lúng túng, kém hiệu quả trong hoạt động kiểm tra hải quan.

Quản lý Hải quan hiện đại phải được dựa trên nền tảng QLRR, việc kiểm tra Hải quan phải được dựa trên đánh giá rủi ro để chỉ ra những tổ chức, cá nhân cho đến những lô hàng cụ thể có rủi ro cao để kiểm tra; trong khi phần lớn các hoạt động, giao dịch khác được đánh giá là tuân thủ sẽ được thông quan ngay, góp phần tạo thuận lợi, giảm tỷ lệ kiểm tra, giảm chi phí cho DN, làm cho vòng quay luân chuyển của hàng hóa nhanh hơn, tạo ra khả năng nguồn thu NSNN lớn hơn.

Nhưng thực tế cho thấy, việc kiểm tra Hải quan đang bị điều chỉnh chủ yếu bởi các quy định, hướng dẫn có tính khuôn mẫu cứng nhắc (chiếm tỷ lệ trên 70%), trong khi việc phân tích, đánh giá rủi ro để quyết định kiểm tra chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế vẫn cao trong khi tỷ lệ phát hiện vi phạm còn thấp, khoảng dưới 1%.

Nguyên nhân của tình trạng này một mặt do tồn tại nhiều cấp đơn vị (05 đơn vị) cùng tham gia vào việc điều phối hoạt động kiểm tra hải quan; mặt khác còn có sự chưa rõ ràng giữa kiểm tra Hải quan với các thủ tục hải quan… và sự nhìn nhận chưa đầy đủ, đúng mức về công tác QLRR ở các cấp, đơn vị hải quan, thể hiện ở việc bố trí sắp xếp về nhân sự, quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác này…

Hai là, tình trạng chuyển luồng tùy tiện vẫn còn diễn ra khá phổ biến tại một số Chi cục Hải quan. Có những đơn vị, tại một số thời điểm, tỷ lệ chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa đến trên 30% nên đã đẩy tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa lên đến trên 40%, trong khi tỷ lệ phát hiện vi phạm từ việc chuyển luồng chưa đạt 1%.

Ba là, đang có những nguy cơ vi phạm pháp luật từ NNT và nội bộ ngành Hải quan.

- Việc kiểm tra của một bộ phận công chức còn mang tính hình thức; còn hiện tượng bỏ qua vi phạm trong quá trình kiểm tra, có những Chi cục, một cặp kiểm hóa được phân công kiểm tra thực tế hàng hóa từ 10 đến 15 lô hàng trong một ngày - chất lượng kiểm tra không thể đảm bảo.

- DN lợi dụng việc hủy tờ khai để né tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan hải quan; sử dụng các tiểu xảo về kỹ thuật trong việc khai báo mã hàng để đối phó với việc đánh giá rủi ro, phân luồng của hệ thống; Dàn xếp giá khai báo để đối phó với hệ thống thông tin giá.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 110 -110 )

×