Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 32)

kết, tham gia.

2.1.3. Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong hội nhập kinh tế quốc tế quốc tế

Khi mới ra đời, thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục tiêu chủ yếu là tạo nguồn thu cho NSNN. Vì vậy, các quốc gia đánh thuế vào hầu hết các mặt hàng kể cả xuất khẩu và nhập khẩu. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của hoạt động ngoại thương trên thế giới, mối quan tâm về thâm hụt ngoại thương và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không chỉ có vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn được sử dụng như một công cụ hữu hiệu bảo vệ nền sản xuất nội địa và thực hiện đường lối đối ngoại của một quốc gia. Tất cả các nước đều tìm cách khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hoá và kiểm soát hoạt động nhập khẩu.

Trong hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò chủ yếu của thuế XNK có thể kể đến là:

- Điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu:

Trong nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá, hoạt động thương mại quốc tế diễn ra ngày càng lớn về quy mô, đa dạng về chủng loại. Trong các luồng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đó có loại phục vụ nhu cầu thiết yếu cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, cũng có những mặt hàng phục vụ cho một số ít tầng lớp dân cư giàu có trong xã hội. Có những mặt hàng phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, cũng có những mặt hàng gây tổn hại đến anh ninh, an toàn xã hội… Để khuyến khích hay hạn chế các loại hàng hoá đó nhà nước sử dụng nhiều công cụ khác nhau như hạn ngạch, quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hay thuế quan…

trong đó thuế quan vẫn là công cụ hiệu quả. Thuế quan là một bộ phận cấu thành giá hạch toán của hàng hoá xuất nhập khẩu. Nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà nước sẽ đánh thuế tỷ lệ nghịch với mức độ khuyến khích đối với hoạt động xuất nhập khẩu một mặt hàng nào đó.

- Tạo nguồn thu ngân sách:

Thuế là nguồn thu chính cho ngân sách nhà nước. Có nhiều sắc thuế được áp dụng như thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng... Tuỳ theo từng quốc gia, từng thời kỳ khác nhau mà sự đóng góp của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách là khác nhau. Tỷ trọng này thường cao hơn ở các nước đang phát triển. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò tạo nguồn thu ngân sách của thuế xuất nhập khẩu càng ngày càng giảm. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển với nền sản xuất trong nước yếu kém thì thuế xuất nhập khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng. Với vai trò tạo nguồn thu cho ngân sách thì thuế xuất nhập khẩu là một phần của chính sách tài chính quốc gia.

- Bảo hộ nền sản xuất trong nước:

Thuế quan bảo hộ được đưa ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hoá nhập khẩu làm giảm khả năng cạnh tranh của nó đối với hàng hóa được sản xuất trong nước. Để thay thế, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng hàng hoá trong nước sản xuất. Thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa ra khi nhà nước cho rằng ở mức thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và về cơ bản thị phần sẽ nằm trong tay các nhà nhập khẩu.

Bảo hộ sản xuất trong nước nhằm hỗ trợ nền sản xuất phát triển, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nội địa. Bảo hộ cũng làm giảm tính cạnh tranh, lãng phí nguồn lực gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Chính vì vậy việc lựa chọn ngành nghề bảo hộ, thời gian bảo hộ phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Về lâu

dài thì đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế mới là yếu tố quyết định.

- Khẳng định vai trò chủ quyền quốc gia:

Mọi hàng hoá đều phải khai báo, kiểm tra và tính thuế (nếu có) trước khi được xuất nhập khẩu thể hiện việc khẳng định chủ quyền của một quốc gia. Khẳng định chủ quyền quốc gia còn thể hiện ở việc đánh thuế khác nhau đối với hàng hóa có xuất xứ từ những quốc gia hay vùng lãnh thổ khác nhau. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại, thuế xuất khẩu, nhập khẩu nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng còn đóng vai trò như một công cụ đối ngoại về mặt kinh tế giữa các quốc gia, giữa các khu vực và thực hiện các cam kết quốc tế. Vì vậy, ngoài mức thuế suất phổ thông, thuế nhập khẩu của các nước còn có thêm mức thuế suất đặc biệt - gọi là thuế suất ưu đãi. Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có ký kết thoả thuận ưu đãi hoặc đối xử tối huệ quốc. Mức thuế suất ưu đãi thường được qui định thấp hơn mức thuế suất phổ thông.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)