Áp dụng thông quan điện tử trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 115)

- Thất thu do khai sai trị giá

3.3.4. Áp dụng thông quan điện tử trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

thuế nhập khẩu

Hệ thống thông quan Hải quan điện tử triển khai thí điểm trong ngành Hải quan từ năm 2006 đến nay đang tiếp tục triển khai mở rộng trong toàn Ngành. Từ triển khai thí điểm tại một số chi cục thuộc Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, đến năm 2011 Hệ thống đã được mở rộng triển khai tại 20/33 cục Hải quan trong toàn quốc với lượng hàng hóa qua thủ tục Hải quan điện tử đạt gần 90%. Sử dụng chương trình thông quan điện tử cán bộ Hải quan thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, nhập dữ liệu XNK từ văn bản giấy vào hệ thống máy tính hoặc doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức khai báo thông tin theo mẫu/khuôn dạng đã được TCHQ hướng dẫn cài đặt phần mềm trên máy tính để có thể kiểm tra kết quả xác định trị giá hải quan, phân loại và áp mã, áp dụng

chính sách chế độ,… trên cơ sở so sánh với mặt hàng tương tự hoặc giống hệt, các loại hình xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hạn chế của phần mềm khai trên mạng hiện tại mới chỉ đáp ứng công việc xác định trị giá, phân loại và áp mã, C/O, chính sách chế đội đối với những mặt hàng đã được mô tả chi tiết, rõ ràng và đầy đủ tên hàng trong Biểu thuế, chưa hỗ trợ được cho cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra xác định chính xác về số thuế, trị giá, phân loại và áp mã hàng hóa mà doanh nghiệp đã khai. Ngoài ra, cơ quan Hải quan còn xây dựng một phần mềm giúp doanh nghiệp có thể tìm hiểu và tra cứu để có thể thực hiện các khâu nghiệp vụ để tính thuế đối với hàng hóa XNK trước khi làm thủ tục Hải quan trên Cổng thông tin điện tử hải quan. Chương trình này đã đăng tải công tác khai các danh mục, biểu thuế, trị giá, số lượng, các văn bản pháp luật hướng dẫn đi kèm đúng chuẩn mực quốc tế. Việc công khai các kết quả xác định trị giá, giải quyết khiếu nại, chính sách chế độ, phân loại áp mã, quản lý các khoản thu thuế trên Cổng thông tin điện tử Hải quan giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh các kết quả để thống nhất và có cơ sở nhằm góp phần cải cách một bước thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, thực hiện minh bạch hóa thủ tục hải quan.

Tuy nhiên các hệ thống ứng dụng CNTT hiện có của ngành Hải quan được xây dựng phục vụ cho mục đích quản lý khác nhau và chưa xây dựng phần mềm có khả năng kiểm tra cảnh báo việc xác định trị giá, phân loại áp mã, áp dụng chính sách chế độ,…. đối với hàng hóa XNK đúng hay không đúng, cũng như chưa thực hiện được việc so sánh các thông tin dữ liệu đối với cùng một mặt hàng giống hệt, tương tự khi doanh nghiệp làm thủ tục Hải quan ở các đơn vị Hải quan khác nhau. Hệ thống mới dừng lại ở việc đưa thông tin chung về luật, văn bản pháp quy liên quan đến thủ tục hải quan.

Hệ thống dữ liệu hiện hành cơ bản được cập nhật từ các thông tin khai báo trên hồ sơ hải quan, rất ít thông tin qua kiểm tra, thanh tra thuế hoặc thu thập từ các nguồn khác, nên còn nghèo nàn, độ tin cậy thấp. Một số nguồn thông tin

chưa được phân tích, xử lý, đánh giá mức độ tin cậy theo mức độ rủi ro trước khi khai thác sử dụng nên hiệu quả thấp. Một số thông tin dữ liệu chưa được cập nhật kịp thời hoặc còn sơ sài, mang tính chiếu lệ, không có cơ sở phân biệt dẫn đến tình trạng rất “thiếu thông tin” song lại có “thông tin thừa” do không thể sử dụng được. Năng lực thu thập, xử lý thông tin của cán bộ làm công tác thu thập xử lý thông tin còn rất yếu.

Hệ thống cơ sở dữ liệu giá tính thuế (GTT22, GTT01) được xây dựng tương đối kịp thời, ngày càng sát thực tế đã tạo cơ sở cho cơ quan Hải quan phát hiện nghi vấn, tổ chức tham vấn và bác bỏ những lô hàng có trị giá khai báo thấp, bất hợp lý đặc biệt là những mặt hàng nhạy cảm thuế suất cao như: Ô tô, xe máy, nâng cao ý thức tuân thủ của DN trong khai báo trị giá. Thuế suất càng cao thì động cơ trốn thuế do khai thấp giá tính thuế càng lớn. Việc tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế tại một số Cục Hải quan địa phương chưa đầy đủ, thiếu chính xác. Cụ thể :

- Chưa chú trọng kiểm tra các khoản điều chỉnh cộng theo quy định phải cộng vào trị giá tính thuế như: Phí bản quyền, phí giấy phép, phí bảo hiểm, .... hoặc các nội dung khác phải khai báo như mối quan hệ đặc biệt giữa người mua, người bán .... Không có thông tin dữ liệu giá hàng hoá NK giống hệt, tương tự nhưng không mở rộng khái niệm này từ đó không xác định dấu hiệu nghi vấn để tổ chức tham vấn hoặc xác định dấu hiệu nghi vấn không thống nhất, không đúng quy định như: cùng một mặt hàng có một mức giá khai báo, NK cùng thời điểm, có lô hàng thì xác định dấu hiệu nghi vấn có lô thì không xác định dấu hiệu nghi vấn; cùng một mặt hàng nhiều mức giá, mặt hàng có mức giá cao thì xác định nghi vấn về mức giá, mặt hàng có mức giá thấp hơn thì không xác định về mức giá ....

- Vẫn còn tồn tại tình trạng xác định trị giá tính thuế thấp, chưa đúng nguyên tắc, trình tự các phương pháp xác định trị giá, cùng một mặt hàng nhưng có nhiều mức giá tính thuế khác nhau.

- Công tác tham vấn chưa thực hiện đúng quy định (chuẩn bị tham vấn và hoặc ghi Biên bản tham vấn sơ sài, hỏi đáp chiếu lệ. Chưa chú trọng làm rõ 4 điều kiện của phương pháp trị giá giao dịch hàng hóa NK hoặc chưa làm rõ các nghi vấn của cơ quan Hải quan, sự bất hợp lý của mức giá khai báo so với cơ sở dữ liệu giá. Thiếu căn cứ pháp lý khi kết luận chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo sau tham vấn. Tỷ lệ bác bỏ giá khai báo sau tham vấn đạt tỷ lệ thấp, chỉ đạt khoảng 50% so với tổng số lô hàng cần tham vấn).

- Xác định các khoản điều chỉnh chưa đúng quy định (khấu trừ khoản giảm giá khi chưa kết thúc hợp đồng, điều chỉnh phí vận tải không dựa trên chứng từ, số liệu khách quan định lượng được...). Thời gian ra quyết định ấn định thuế quá dài, không đúng quy định (quá 5 ngày kể từ ngày kết thúc tham vấn hoặc quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan).

- Thông tin về hàng hóa NK, về mức giá xác định sau tham vấn chưa đầy đủ. Nhiều mặt hàng không có các tiêu chí mô tả hàng hóa có ảnh hưởng đến giá như xe ôtô không ghi sử dụng xăng hay dầu, vải không ghi rõ thành phần chất liệu hay quy cách, thiết bị vệ sinh không ghi kích thước, nhãn hiệu... gây khó khăn cho kiểm tra, thanh tra.

- Việc phối hợp trong tổ chức thực hiện công tác xác định trị giá trong và ngoài ngành Hải quan chưa được đồng bộ, hạn chế trong việc trao đổi thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng cơ sở dữ liệu giá, giải quyết vướng mắc, khiếu nại về trị giá hải quan, thông tin về các mặt hàng có khả năng gian lận lớn về giá giữa cơ quan thuế - Hải quan - Cục quản lý giá chưa kịp thời nên việc chống gian lận qua giá còn thấp. Việc phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xác minh các chứng từ thanh toán của hồ sơ NK có dấu hiệu gian lận giá chưa thực hiện được thường xuyên, liên tục. Chưa phối hợp được với các Bộ, ngành có liên quan để tổ chức mạng lưới hải quan ở nước ngoài nhằm thu thập thông tin giá của các mặt hàng có khả năng gian lận lớn tại các nước XK mặt hàng đó đến Việt Nam. Chưa xây dựng được quy chế phối hợp về cung cấp thông tin

giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giữa Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nhằm chống gian lận thương mại.

- Chưa xem xét đầy đủ các bước, quy trình, thủ tục trong việc kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế; Lý do giữ nguyên hoặc bác bỏ Quyết định thuế/Thông báo xác định trị giá chưa đủ cơ sở pháp lý, chưa thực sự thuyết phục.Ví dụ, một số thông tin trong hệ thống dữ liệu GTT01, GTT02 chưa rõ ràng, minh bạch, do đó cơ quan Hải quan không thể sử dụng để so sánh, kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định giá. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiệu quả của công tác kiểm tra trị gía khai báo, tham vấn còn thấp, tỷ lệ bác bỏ trị giá khai báo chỉ đạt từ 20 đến 25% tổng số lô hàng tham vấn trong khi xu hướng khai báo trị giá thấp ngày càng gia tăng. Việc chỉ sử dụng nguồn thông tin do DN khai báo như hiện nay để kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn và xác định trị giá vô hình dung đã “hợp thức hoá” cho tình trạng gian lận thương mại vì các DN đều đồng loạt khai báo trị giá giao dịch thấp.

- Hệ thống dữ liệu hiện hành chưa đầy đủ (thiếu hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc miễn thuế hàng ưu đãi đầu tư, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, chứng từ thanh toán hoặc hệ thống dữ liệu về định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư SXXK và gia công hàng hoá). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không kiểm soát được định mức tiêu hao trong SXXK và gia công hàng hoá như đã nêu trên là do chúng ta chưa có các hệ thống dữ liệu này (Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu phục vụ hiệu quả cho các khâu nghiệp vụ quản lý thuế phải đảm bảo thực hiện tốt các nội dung trong quản lý thuế như khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, kế toán thuế, miễn, giảm, hoàn thuế, quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế, kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế, phân tích dự báo thu NSNN, .v.v).

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)