THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 146)

- Thất thu do khai sai trị giá

THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

KINH TẾ QUỐC TẾ

KINH TẾ QUỐC TẾ

Giai đoạn 2011 - 2020 là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng của Việt Nam. Đây chính là giai đoạn tạo đà để cất cánh, trong bối cảnh có nhiều cơ hội và thách thức cả từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế.

Nền kinh tế thế giới và toàn cầu hóa kinh tế vừa trải qua một thách thức nghiêm trọng là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ những rủi ro khó lường trong sự phát triển thiếu bền vững của nền kinh tế toàn cầu và của các nền kinh tế quốc gia.

Thoát khỏi thời kỳ khó khăn, bối cảnh kinh tế thế giới thời kỳ hậu khủng hoảng và sự tiến triển chậm trễ của quá trình tự do hóa thương mại đa phương đang tạo điều kiện cho các thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực (FTA) tiếp tục bùng nổ, trở thành tâm điểm của toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Xen lẫn với các quá trình hội nhập đa phương, sự bùng nổ này đang đưa thế giới đến một “cấu trúc ma trận” các FTA trên nhiều phương, nhiều tuyến và nhiều cấp độ, tạo ra nhiều cơ hội và sức ép cho các nền kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu thông qua sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, gắn kết vào mạng sản xuất toàn cầu đang trở thành xu thế cơ bản trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự hình thành của mạng sản xuất và chuỗi giá trị ở cấp độ toàn cầu cũng như khu vực tạo điều kiện để các nước có thể tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnh

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)