Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở các nước

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 72)

- Thất thu do khai sai trị giá

2.5.1. Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở các nước

quan nước khác nhanh hơn, qua đó có thời gian nghiên cứu sâu hơn về các lô hàng sắp tiếp nhận, góp phần nhanh chóng thực thi các biện pháp nghiệp vụ Hải quan để chống gian lận thuế và buôn lậu qua biên giới.

2.5. Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan một số nước trên thế giới và bài học cho Hải quan Việt Nam quan Hải quan một số nước trên thế giới và bài học cho Hải quan Việt Nam

2.5.1. Kinh nghiệm chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở các nước các nước

2.5.1.1. Kinh nghiệm của Hải quan Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu phải chịu thuế nhập khẩu, đối tượng nộp thuế phải nộp xong thuế trước khi thông quan hàng hóa hoặc phải có ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế. Việc ký quỹ, bảo lãnh nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải có sự chấp thuận của cơ quan hải quan. Quá thời hạn cho phép ký quỹ, bảo lãnh, nếu tổ chức đứng ra ký quỹ, bảo lãnh chưa nộp thuế thì phải nộp một khoản tiền phạt nhất định theo cam kết, cùng với số thuế phải nộp.

Quy trình nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở Hàn Quốc gồm 4 bước: Cơ quan Hải quan ra thông báo và yêu cầu nộp thuế, thực hiện lệnh thu thuế; bán tài sản tịch biên và trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản.

Quy trình 4 bước có thể tóm tắt như sau:

Sau 15 ngày kể từ ngày đến ân hạn của số thuế phải nộp, cơ quan Hải quan sẽ ra thông báo yêu cầu nộp thuế và chuyển tới đối tượng nộp thuế để thông báo cho đối tượng nộp thuế biết. Sau khi thông báo được ban hành, nếu đối tượng nộp thuế không chấp hành thì cơ quan Hải quan sẽ kiểm tra thu nhập và tài sản của đối tượng nợ thuế thông qua hệ thống quản lý thuế (TIS) là hệ thống thông tin chủ đạo của cơ quan hải quan. Cấu phần chính của hệ thống này là cơ sở dữ liệu, cho phép các cán bộ thuộc cơ quan Hải quan truy cập các thông tin về bất động sản, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, các tài khoản phải thu của bên thứ ba (nếu có).

Lệnh thu thuế là việc tịch biên tài sản hợp pháp của đối tượng nộp thuế để thanh toán trả cho khoản nợ thuế. Nếu thuế không được nộp đầy đủ sau khi thông báo thì cơ quan Hải quan có thể tịch biên và bán bất kỳ tài sản cá nhân hoặc bất động sản nào mà đối tượng nộp thuế sở hữu hoặc quan tâm tới.

Bước này cho phép cơ quan Hải quan được bán hợp pháp các tài sản tịch biên để trả nợ thuế. Đồng thời, tạo áp lực cho đối tượng nợ thuế phải nộp thuế sớm hơn để tránh việc tài sản tịch biên bị bán với giá tương đối thấp.

Quá thời hạn nộp thuế mà doanh nghiệp chưa nộp thì cơ quan Hải quan chuyển sang bước bán tài sản tịch thu thông qua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trên báo địa phương hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, việc bán tài sản tịch biên này thường do một công ty công cộng chuyên hoạt động bán các tài sản tịch biên thực hiện. Tại Hàn Quốc, công ty quản lý tài sản Hàn Quốc (KAMCO) đã được ký kết với cơ quan Hải quan Hàn Quốc để thực hiện công việc này.

Sau khi bán tài sản, cơ quan Hải quan trước hết sẽ sử dụng số tiền thu được trả cho các chi phí liên quan đến việc tịch biên và bán tài sản. Số tiền còn lại sẽ được sử dụng để nộp thuế. Nếu số thu được từ việc bán tài sản thấp hơn tổng số thuế, chi phí của việc tịch biên, bán tài sản thì đối tượng nộp thuế sẽ tiếp tục phải nộp số thuế còn thiếu. Ngược lại, cơ quan Hải quan sẽ ra thông báo cho đối tượng nộp thuế số tiền còn thừa và hướng dẫn để đối tượng nộp thuế làm thủ tục xin hoàn thuế.

Ngoài ra, để phòng ngừa chống gian lận thương mại và thất thu thuế, Hải quan Hàn Quốc tập trung xây dựng đội ngũ thanh tra thuế và kiểm tra sau thông quan. Đây là những đơn vị có chức năng phòng ngừa rất lớn trong việc hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp phải tuân thủ các chính sách về thuế. Việc phối hợp của Hải quan Hàn Quốc với các cơ quan kiểm soát nội địa cũng góp phần không nhỏ trong công tác chống gian lận thương mại và thất thu thuế.

Nhận xét: Hải quan Hàn Quốc là quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc Á, là một nước nền kinh tế đang lên và trong quá trình lịch sử từng trải qua nhiều giai đoạn có điều kiện tương tự Việt Nam. Mô hình Hải quan Hàn Quốc tổ chức cấp Vùng. Việc chống gian lận thương mại và thất thu thuế của Hải quan Hàn Quốc hầu hết được thực hiện thống nhất, trong đó đội ngũ cán bộ, nhân viên của Hải quan Hàn Quốc đều được đào tạo kiến thức cơ bản về chống gian lận thương mại và thất thu thuế, do đó, công chức có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn về kinh tế, kiểm toán. Hoạt động nghiệp vụ về chống gian lận thương mại và thất thu thuế hàng hóa XNK được xác định là nhiệm vụ quan trọng của công chức Hải quan và đơn vị Hải quan khi thực hiện thủ tục thông quan đối với lô hàng XNK. Việc tổ chức có đơn vị chuyên trách với các chuyên viên chuyên trách, được đào tạo cơ bản về chống gian lận thương mại và thất thu thuế là kinh nghiệm rất tốt trong việc thực hiện nhiệm vụ phân loại chính xác và thống nhất hàng hóa XNK.

2.5.1.2. Kinh nghiệm của Hải quan Trung Quốc

Công tác quản lý thuế của Trung Quốc cũng phát sinh tình trạng nợ đọng thuế. Quy trình thu nợ thuế của Hải quan Trung Quốc gồm 4 bước: Cơ quan Hải quan ra thông báo và yêu cầu nộp thuế; thực hiện lệnh thu thuế; bán tài sản bị tịch biên và trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ việc bán tài sản. Quy trình 4 bước có thể tóm tắt như sau:

- Người có nghĩa vụ nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp đủ khoản thuế trong vòng 15 ngày, kể từ ngày cơ quan Hải quan ra thông báo thuế, nếu kéo dài trong thời hạn nộp thuế thì cơ quan Hải quan phạt chậm nộp thuế. Người có nghĩa vụ nộp thuế, người bảo lãnh nếu quá thời hạn ba tháng mà chưa giao nộp tiền thuế sau khi được thủ trưởng cơ quan Hải quan phê duyệt thì có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau:

- Có giấy thông báo cho ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng giữ số tiền còn lại trên tài khoản của chủ hàng để nộp thuế.

- Bán hóa giá những hàng hóa chưa nộp thuế theo qui định, hàng hóa hoặc tài sản khác có giá trị tương đương số tiền thuế phải nộp, bước này cho phép cơ quan Hải quan được bán hợp pháp các tài sản tịch biên để trả nợ hoặc số tiền thu được đem nộp thuế. Đồng thời tạo áp lực cho đối tượng nợ thuế phải nộp thuế sớm hơn để tránh việc tài sản tịch biên bị bán với giá tương đối thấp.

- Khi cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với những người có nghĩa vụ nộp thuế hoặc người bảo lãnh mà vẫn chưa nộp thì người có nghĩa vụ nộp thuế phải nộp xong các khoản nợ thuế, nợ tiền phạt trước khi hàng hóa được thông quan. Nếu thuế quá hạn không được nộp đầy đủ thậm chí sau khi có thông báo, cơ quan Hải quan chuyển sang bước bán tài sản tịch thu thông qua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trên báo địa phương hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, việc bán tài sản tịch biên này thường do một công ty công cộng chuyên hoạt động bán các tài sản tịch biên thực hiện.

Mô hình kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc được áp dụng từ năm 1994 bao gồm bộ phận kiểm toán và bộ phận điều tra thương mại. Trong thời hạn 3 năm kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu được thông quan hoặc trong thời hạn giám sát Hải quan của hàng hóa ở kho bảo thuế, hàng hóa được miễn thuế, giảm thuế nhập khẩu, cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác có liên quan cùng với hàng hóa xuất nhập khẩu của người bị kiểm tra để kiểm tra tính hợp pháp, tính chân thực của hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời nhằm tăng cường giám sát Hải quan và kiểm soát Hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu, duy trì các quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, hạn chế thất thu thuế và thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển.

Nhận xét: Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có nhiều điểm tương

hướng XHCN. Điều kiện kinh tế xã hội của hai nước có nhiều điểm khá giống nhau. Với đặc điểm Trung Quốc là nước đi trước nên Việt Nam có thể học hỏi được nhiều điều như Hải quan Trung Quốc rất chú trọng công tác đào tạo kiến thức chung về chống gian lận thương mại và thất thu thuế không chỉ đảm đương nhiệm vụ cho Hải quan Trung Quốc, mà còn cung cấp chuyên gia có trình độ cao làm việc tại WCO và các khu vực khác. Hải quan Trung Quốc thường xuyên tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp đại lý Hải quan về các chính sách thuế, cách phân loại áp mã; chú trọng công tác trao đổi thông tin về các chính sách mặt hàng mới nhất... Những kinh nghiệm của Hải quan Trung Quốc trong vấn đề chống gian lận thương mại và thất thu thuế và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần quan trọng bổ sung cho các nghiên cứu của Hải quan Việt Nam trong quá trình hoàn thiện phương pháp quản lý Hải quan hiện đại. Phương pháp chống gian lận thương mại và thất thu thuế của Hải quan Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã thực hiện khá hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo thực hiện thuận lợi hóa thương mại, giúp thương mại Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.

2.5.1.3. Kinh nghiệm của Hải quan Pháp

Hệ thống thuế hiện nay ở Pháp thực hiện theo hình thức tự khai, tự nộp thuế... 90% số thuế nộp cho ngân sách nhà nước do người đóng thuế tự nộp cho Kho bạc Nhà nước, nếu nộp quá hạn thì phải nộp thêm lãi tính theo mưc lãi suất hiện hành của ngân hàng thương mại. Do vậy thanh tra trong ngành thuế ở Pháp đảm nhận một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác thuế. Họ có nhiệm vụ đảm bảo cân đối hài hòa quyền lợi, nghĩa vụ của các công dân Pháp và người nước ngoài có thu nhập trên nước pháp. Trước hết họ kiểm tra chặt chẽ các nguồn tiền nhập vào các vùng đặc biệt vì thực chất đó là hoạt động rửa tiền. Do đó phải đánh thuế từ nguồn, và đánh thuế các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài. Cách đánh thuế tại nguồn này được các nước EU rất hưởng ứng. Thực tế cho thấy Pháp là

một nước có bộ luật thuế khá hoàn hảo. Trong đó đề cập đến tất cả các biện pháp chống thất thu, nhưng lại mở đường cho các nhà hoạch định chính sách hàng năm được phép điều chỉnh các biện pháp trong phạm vi luật định.

- Đối tượng thanh tra: Trước hết là các pháp nhân và thể nhân phải chịu thuế, các doanh nghiệp có doanh thu dưới 2 triệu Fran được miễn thuế giá trị gia tăng. Trên mức này phải được kiểm tra.

- Hiện nay hàng năm có 50 ngàn giấy khai báo thuế được kiểm tra. Khi kiểm tra nếu phát hiện được sai phạm thì yêu cầu người nộp thuế phải giải trình hợp lý. Nếu không thấy hợp lý thì yêu cầu người nộp thuế phải nộp thêm phần khác, hoặc yêu cầu các bộ phận thanh tra khác phải kiểm tra kỹ hơn. Hồ sơ thuế được lưu trữ trong 3 năm, nếu có sai phạm đối tượng nộp thuế bị xử phạt rất nặng. Quy trình xử lý được tin học hóa nhanh gọn chính xác.

- Thanh tra thuế phải đảm bảo tính công khai: phải thông báo trước ít nhất 8 ngày trước khi kiểm tra. Chỉ kiểm tra bất ngờ đối với những doanh nghiệp có tin báo là chắc chắn gian lận thuế. Sau khi kiểm tra cần có biện pháp khuyến nghị các doanh nghiệp vi phạm sửa chữa sai phạm trong vòng 30 ngày.

- Ở Pháp cũng áp dụng ân xá thuế với tác dụng đòn bẩy nhưng việc ân xá này vẫn đảm bảo quyền lợi của nhà nước.

Nhận xét: Trong điều kiện Việt Nam là một nước đang phát triển và trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng một cơ quan Hải quan có hệ thống chống gian lận thương mại và thất thu thuế theo mô hình chuẩn mực của Hải quan Pháp là một vấn đề cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm tổ chức thực hiện việc chống gian lận thương mại và thất thu thuế hàng hóa của Hải quan Pháp thấy rằng có nhiều bài học có thể áp dụng ngay ở Việt Nam, đó là: Một là thường xuyên rà soát các quy định pháp luật quốc gia để phù hợp và đáp ứng sự phát triển của thương mại quốc tế, thông qua việc bổ sung vào trong Biểu thuế XNK chú giải quốc gia. Điều này là rất cần thiết, vì hàng hóa XNK

ngày càng phong phú, đa dạng, trong khi danh mục HS định kỳ từ 4-5 năm mới điều chỉnh bổ sung một lần, và cũng không thể bổ sung điều chỉnh được hết trên phạm vi toàn cầu, do đó các quốc gia hoàn toàn có thể dựa trên các nguyên tắc của HS để có hướng dẫn bổ sung hàng hóa XNK trong danh mục/biểu thuế quốc gia để các bên thực hiện thống nhất. Hai là thường xuyên coi trọng công tác tuyên truyền, đào tạo về chống gian lận thương mại và thất thu thuế hàng hóa XNK. Ở Pháp tại ba trường Hải quan quốc gia, bộ môn đào tạo kiến thức chung, kiến thức cơ bản về chống gian lận thương mại và thất thu thuế rất được coi trọng. Thời lượng giành cho đào tạo về chống gian lận thương mại và thất thu thuế đúng đầu về số tiết học (nhất là đào tạo tại Trường Hải quan Rouen và Trường Thanh tra Hải quan tại Tourcoinq) giúp cho học viên sau khi ra trường làm việc có thể thực hiện được ngay việc chống gian lận thương mại và thất thu thuế. Ngoài ra Hải quan Pháp coi trọng việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và người khai hải quan, đại lý Hải quan về các việc liên quan đến thủ tục hải quan, trong đó có thông tin về kết quả phân loại, áp mã số đối với hàng hóa XNK. Việc công bố công khai các thông tin về kết quả phân loại hàng hóa trên Website là rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc chống gian lận thương mại và thất thu thuế hàng hóa thực hiện nhanh chóng, chính xác.

2.5.1.4. Kinh nghiệm của Hải quan Malaysia

Hải quan Malaysia rất coi trọng công tác chống gian lận thương mại và thất thu thuế và xác định khâu công việc được ưu tiên đầu tư nhân lực và phương tiện để làm việc. Hải quan Malaysia chú trọng công tác trao đổi thông tin về thủ tục hải quan, trong đó có thông tin liên quan đến chống gian lận thương mại và thất thu thuế đối với những mặt hàng phức tạp, lưỡng dụng, khó xác định mã số. Định kỳ tổ chức cuộc gặp gỡ trao đổi giữa Hải quan với các doanh nghiệp đại lý để trao đổi về những vướng mắc xung quanh các nội dung

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)