Hợp tác quốc tế trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 63)

- Thất thu do khai sai trị giá

2.4.6.Hợp tác quốc tế trong chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Hoạt động gian lận thuế diễn ra ở hầu hết các quốc gia. Tuy các quốc gia có những lợi ích khác nhau trong các chính sách thuế nhưng vẫn có thể hợp tác với nhau thông qua các cơ chế trao đổi thông tin, công nhận kết quả kiểm tra của nhau, liên kết trong cộng đồng liên minh hải quan, thuế quan…Việc hợp tác quốc tế giúp các quốc gia thành viên có những lợi ích như :

Tăng cường sự tuân thủ: yêu cầu nâng cao kiểm soát nhằm đối phó với những rủi ro ngày càng cao khiến cho nhiều cơ quan kiểm soát biên giới gặp nhiều khó khăn khi thực thi các quy định bằng phương thức thủ công.

Tăng cường quản lý rủi ro: Hợp tác quốc tế cho phép các công chức có thể kiểm tra, tham chiếu các chứng từ thương mại xuyên biên giới cũng như các chứng từ do các cơ quan Chính phủ cấp thông qua các cơ sở dữ liệu quốc gia, khu vực và các hệ thống tình báo khác.

Các thỏa thuận công nhận lẫn nhau: Các nước thành viên có thể tin cậy vào hệ thống kiểm soát của các quốc gia khác, như việc thông tin có thể chỉ cần kiểm tra tại một hệ thống mà không cần phải thực hiện kiểm tra tại một hệ thống khác. Chính điều này sẽ tăng cường hội nhập khu vực.

Tính dự báo cao: Khi việc xử lý thông quan trở thành phi giấy tờ, các cơ quan Chính phủ có thể cung cấp cho doanh nghiệp một môi trường dễ dự báo và hiệu quả hơn.

Việc hợp tác quốc tế giúp Hải quan các nước tiếp cận các thông tin từ hảỉ quan nước khác nhanh hơn, qua đó có thời gian nghiên cứu sâu hơn về các lô hàng sắp tiếp nhận, góp phần nhanh chóng thực thi các biện pháp nghiệp vụ Hải quan để chống gian lận thuế và buôn lậu qua biên giới.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 63)