- Thất thu do khai sai trị giá
2.2.4. Hậu quả của thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Hiện tượng thất thu thuế gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của quốc gia. Cụ thể là:
- Về mặt kinh tế:
Thất thu thuế làm cho mục đích của thuế không đạt được, làm giảm nguồn thu từ thuế của ngân sách Nhà nước, do đó sẽ làm thay đổi kế hoạch chi ngân sách của Nhà nước, ảnh hưởng đến quá trình thúc đẩy kinh tế phát triển, làm cho việc điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế, xã hội giảm sút. Cụ thể là:
Trước hết, để có những cơ sở vật chất phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước đã động viên mọi tổ chức và cá nhân trong
xã hội đóng góp một phần thu nhập dưới hình thức thuế cho NSNN. Cho nên, tạo nguồn thu cho NSNN là vai trò cơ bản, đầu tiên, là chức năng vốn có của thuế. Cho nên, thất thu thuế sẽ giảm nguồn thu NSNN, dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách, ảnh hưởng đến vấn đề chi tiêu của Chính phủ. Do đó gây hậu quả làm cho việc điều hành của Nhà nước đối với nền kinh tế-xã hội bị giảm sút, thiếu điều kiện vật chất để Nhà nước hoạt động. Bước vào cơ chế thị trường, ngoài những ưu điểm của nó như thị trường đóng vai trò hợp lý hóa và báo hiệu những mát cân đối của nền kinh tế, đồng thời thị trường tự điều chỉnh những mất cân đối đó hoặc trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh để giành được những ưu thế trong việc cung cấp sản phẩm hàng hóa cho người tiêu dùng. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm hàng hóa được nâng cao, chủng loại hàng hóa phong phú, số lượng hàng hóa dồi dào, hiệu quả của nền kinh tế ngày càng cao,…, thì thị trường cũng còn có những mặt trái như: Sự phân phối thông qua cơ chế thị trường gây nên sự không công bằng xã hội; cơ chế thị trường chạy theo lợi nhuận là trên hết, nên không tập trung sức lực, tiền vốn vào các mục đích xã hội, phúc lợi công cộng…. Hơn nữa, với điều kiện hiện nay của nhiều nước là thị trường chưa hoàn chỉnh, tình trạng kinh tế ngầm và kinh doanh phi pháp thường xuyên diễn ra, kinh doanh nhỏ, phân tán lại chiếm tỉ trọng lớn. Điều đó làm cho công tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó khăn do không kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thất thu thuế.
Về xã hội
Thất thu thuế sẽ làm ảnh hưởng tới việc thực hiện công bằng xã hội và gây ra những tiêu cực xã hội khác. Góp phần thực hiện công bằng xã hội là một trong những vai trò quan trọng của thuế trong nền kinh tế xã hội. Đồng thời đây cũng là một trong ba mục tiêu cơ bản của hệ thống thuế. Bằng các chính sách thuế và cơ chế quản lý, điều hành công cụ thuế, một mặt Nhà nước điều tiết thu
nhập của những người giàu có, phân phối lại cho những người nghèo thông qua chính sách chi NSNN, mặt khác bao quát hết nguồn thu, giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, đảm bảo cho mọi đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đều được quản lý và đều phải nộp thuế. Sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề, mặt hàng thuộc mọi thành phần kinh tế trên toàn lãnh thổ quốc gia…thì phải được thực hiện nghĩa vụ thuế như nhau. Xảy ra tình trạng thất thu thuế thì sự công bằng không thể thực hiện được, trước hết là công bằng trong nghĩa vụ đóng thuế giữa những đối tượng sản xuất, kinh doanh trong xã hội, giữa những đối tượng sản xuất, kinh doanh trong xã hội, giữa những người sản xuất kinh doanh với những người hưởng chính sách xã hội… đối với các chủ thể trốn lậu được thuế thì họ sẽ giảm giá bán, đẩy nhanh việc tiêu thụ, thu hồi vốn và quay vòng vốn nhanh, ngược lại, người không trốn được thuế (tức là chấp hành nghiêm nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước) thì giá bán sản phẩm cao, số lượng sản phẩm tiêu thụ chậm, vòng quay vốn chậm dẫn đến sản xuất không phát triển và có thể dẫn đến tình trạng phá sản. Điều này được hạn chế dần khi Nhà nước tham gia vào quá trình tái phân phối của cải xã hội bằng “chính sách phân phối lại”. Thông qua việc áp dụng chính sách thuế lũy tiến đối với tầng lớp có thu nhập cao, đánh thuế nhẹ hoặc không đánh thuế đối với tầng lớp có thu nhập thấp, đánh thuế nặng đối với hàng hóa tiêu dùng xa xỉ hoặc đánh thuế nhẹ và miễn thuế đối với hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đối với đa số dân cư…khi nền kinh tế càng phát triển thì những khoản chi ngân sách đảm bảo cho nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên, vai trò điều tiết thu nhập góp phần thực hiện công bằng xã hội của thuế càng được biểu hiện rõ nét hơn. Việc xảy ra tình trạng thất thu thuế sẽ tạo điều kiện cho những hoạt động sản xuất kinh doanh trái Pháp luật, những hoạt động thu lợi bất chính phát triển, đồng thời làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội, tạo điều kiện cho sự phân hóa nhanh chóng kẻ giàu,
người nghèo trong xã hội, gây ra tình trạng bất hợp lý trong phân phối thu nhập, bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư. Không những thế, thất thu thuế còn làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội, làm cho pháp luật bị vi phạm, kỷ cương của Nhà nước không nghiêm…