Định hướng hoạt động chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 147)

- Thất thu do khai sai trị giá

4.1.2.Định hướng hoạt động chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian tớ

khẩu của Việt Nam trong thời gian tới

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì việc chống thất thu thuế nhập khẩu là việc làm cấp bách, quan trọng không những của ngành Hải quan mà còn các Bộ, ngành liên quan. Định hướng chung trong việc chống thất thu thuế nhập khẩu là:

Thứ nhất, phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế.

Sở dĩ như vậy vì luôn có mâu thuẫn giữa Nhà nước và người nộp thuế. Nhà nước muốn thu được nhiều thuế đảm bảo cho ngân sách, còn người nộp thuế luôn tìm cách trốn, tránh thuế. Do vậy, khi xét theo quan điểm này các nhà hoạch định chính sách thuế cần tính đến cả lợi ích của Nhà nước và lợi ích của

người nộp thuế, đảm bảo sự hài hòa của hai đối tượng này thì hiện tượng thất thu do trốn, tránh thuế sẽ giảm.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu là một trong những căn cứ quan trọng để cơ quan Hải quan và NNT có thể xác định chính xác nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế là do kẽ hở trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Muốn hạn chế được thất thu thuế thì bản thân các chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước phải được hoàn thiện, đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng để Nguwoif nộp thuế có thể hiểu và chấp hành đúng pháp luật.

Thứ ba, chống thất thu thực và chống thất thu tiềm năng phải cùng được coi trọng.

Hiện nay thất thu tiềm năng đang chiếm một tỷ lệ ngày càng lớn, lợi dụng sơ hở của Luật thuế để NNT thực hiện hành vi trốn thuế, lách luật. Phải đồng thời coi trọng cả hai loại này, nếu xem nhẹ một trong hai bên thì hiệu quả chống thất thu sẽ không cao. Các biện pháp chống thất thu thuế phải đi cùng với nghiên cứu dự báo hoàn thiện luật thuế, luật thuế phải được đi trước trong nhiều năm.

Thứ tư, phối hợp các Ngành, các cấp trong hoạt động chống thất thu thuế.

Thất thu thuế diễn ra một cách thường xuyên, cả về không gian và thời gian. Để nâng cao hiệu quả của công tác chống thất thu, cần có sự phối hợp giữa các ngành các cấp, các đơn vị trong phạm vi cả nước. Do vậy, muốn chống thất thu thuế hiệu quả thì cần có sự phối hợp giữa các đơn vị, từ cơ quan quản lý nhà nước đến các ban, ngành lãnh đạo của doanh nghiệp trên mọi địa bàn.

Thứ năm, áp dụng đồng bộ các biện pháp chống thất thu thuế, đặc biệt là các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, với tốc độ gia tăng nhanh của kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam, để chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả đòi hỏi cơ quan Hải quan phải không ngừng cải tiến các qui trình nghiệp vụ quản lý thuế, áp dụng các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại nhằm quản lý chặt nguồn thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như nguồn thu từ các loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu, chống thất thu thuế. Việc áp dụng các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại không những góp phần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, giải phóng hàng nhanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập khẩu mà sẽ là biện pháp rất hữu ích góp phần chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 147)