Những vấn đề đặt ra đối với công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở các nước đang phát triển trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

- Thất thu do khai sai trị giá

2.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với công tác chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở các nước đang phát triển trong bối cảnh hội nhập

khẩu, thuế nhập khẩu ở các nước đang phát triển trong bối cảnh hội nhập

Tại các nước đang phát triển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một phần của cải xã hội được huy động vào ngân sách Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nền tảng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận thu nhập được tạo ra từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Do đó, việc động viên thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải có giới hạn. Giới hạn đó không thể vượt quá một mức nhất định trong tổng số thu nhập được tạo ra. Mức thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hợp lý sẽ có tác dụng tăng thu cho ngân sách Nhà nước và kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, ngược

lại nếu thuế suất quy định quá cao so với thu nhập được tạo ra thì sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, do đó Nhà nước sẽ bị thất thu, bên cạnh đó còn không khuyến khích được sản xuất trong nước tối ưu hóa sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm. Thực tế cho thấy, nếu qui định thuế suất quá cao, đối tượng nộp thuế sẽ tìm cách để trốn lậu thuế, trong khi chi phí để chống trốn lậu thuế thường cao nên công tác chống gian lận thuế không mang lại kết quả như mong muốn. Các nước đang phát triển thường phải đối mặt với một số vấn đề sau nếu muốn chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu một cách có hiệu quả:

Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu thương mại quốc tế phát triển không ngừng, lưu lượng hàng hóa qua lại cửa khẩu ngày càng tăng mạnh, đa dạng cả về phương thức và chủng loại hàng hóa. Để tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển cũng như đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính nên cơ quan Hải quan không thể thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm kiểm soát hiện tượng gian lận thương mại về thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với tất cả các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Chính vì vậy, vấn đề thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng trở nên cấp bách và trở thành vấn nạn đối với nền kinh tế.

Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, do thực hiện các cam kết theo các Hiệp định song phương và đa phương đã ký kết nên hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau sẽ áp dụng theo các quy định đã thỏa thuận trong các Hiệp định ký kết khác nhau. Nói khác đi, xuất xứ của hàng nhập khẩu sẽ quyết định đến mức thuế suất thuế nhập khẩu được áp dụng. Đối với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước, khối nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc hoặc có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn. Do vậy, người nộp thuế có thể lợi dụng quy định này để thực hiện hành vi gian lận thuế nhập khẩu, gây thất thu cho NSNN. Vì vậy, kiểm soát xuất xứ hàng nhập khẩu là một vấn đề cần thiết đặt ra đối với cơ quan Hải quan ở các nước.

Thứ ba, trong bối cảnh hội nhập, do sự phát triển của trình độ khoa học và công nghệ nên người nộp thuế có thể lợi dụng các thành tựu của khoa học công nghệ để thực hiện các hành vi gian lận thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn đối với cơ quan Hải quan ở các nước đang phát triển có trình độ khoa học công nghệ ở mức khiêm tốn.

Thứ tư, hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Do đặc điểm lý, hóa của sản phẩm hoặc việc thay đổi các chi tiết kỹ thuật nhỏ có thể làm thay đổi công dụng cũng như giá cả của sản phẩm. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật ở các nước phát triển thì việc kiểm soát chính xác mức giá hàng hóa nhập khẩu đối với các nước đang phát triển thực sự là vấn đề không đơn giản.

Thứ năm, việc loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và chuyển sang các biện pháp thuế quan có tác động tích cực trong đẩy mạnh hoạt động giao lưu thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu khi các biện pháp thuế khóa chưa hoàn thiện nhưng đã phải dỡ bỏ hoàn toàn và ngay lập tức các hàng rào phi thuế thì có thể này sinh tình trạng gian lận thương mại, tình trạng thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gia tăng.

Các nước đang phát triển không chỉ đón nhận thời cơ, mà còn có cơ hội lựa chọn và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và dây chuyền công nghệ tiên tiến để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, nâng cao năng lực của nền kinh tế nhờ phương thức đi tắt đón đầu các thành tựu khoa học - công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất như các hệ thống thông quan điện tử nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp và giảm thời gian cho cơ quan hải quan, hàng hóa XNK được làm thủ tục nhanh gọn, hoặc tiếp nhận một số dự án CNTT giúp cơ quan Hải quan quản lý chặt chẽ hơn và chính xác hơn đối với hàng hóa XNK, chuyển đổi từ việc quản lý thủ công sang quản lý bằng máy móc hiện đại, sử dụng các máy soi để phát hiện việc vận chuyển và buôn lậu các hàng hóa cấm, quản lý các hành khách XNC, hàng hóa XNK.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)