Áp dụng quản lý rủi ro chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 57)

- Thất thu do khai sai trị giá

2.4.1.Áp dụng quản lý rủi ro chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

khẩu của Hải quan

2.4.1. Áp dụng quản lý rủi ro chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhập khẩu

Do khối lượng hàng hóa XNK lớn nên Hải quan các nước trên thế giới đều áp dụng phương pháp QLRR. Phương pháp quản lý rủi ro được định nghĩa như là “ứng dụng một cách hệ thống việc quản lý chính sách, thủ tục và thực hiện các nhiệm vụ nhận biết, phân tích đánh giá, xếp loại, xử lý và kiểm tra rủi ro”. Quản lý rủi ro là một quá trình hợp lý và có tính hệ thống, được sử dụng khi phải đưa ra các quyết định nhằm cải thiện năng lực và hiệu quả của quá trình và hệ thống. Phương pháp QLRR Hải quan được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí phát hiện vi phạm để ra các quyết định thông quan. Trong vấn đề chống thất thu thuế XNK, tiêu chí QLRR giúp hệ thống máy tính sàng lọc nhanh các lô hàng có dấu hiệu vi phạm. Một số công cụ để phân tích dữ liệu bao gồm:

Phân tích tỷ số: Phân tích tỷ số là nghiên cứu và so sánh về quan hệ giữa dữ liệu trong quá khứ và dữ liệu tại thời điểm được lựa chọn. Các thống kê về các số liệu lịch sử hoặc các phép toán được thực hiện theo chu kỳ thời gian, việc tính toán dựa trên các số liệu thống kê thu thập cũ và mới trong mối tương quan với tổng thể chung của các loại hàng hoá XNK tương tự trong thời điểm kiểm tra, qua đó phát hiện những dấu hiệu doanh nghiệp có gian lận thuế.

Phân tích chuỗi thời gian: Kỹ thuật phân tích chuỗi thời gian là để lập chỉ

số được sử dụng rộng rãi trong thông tin. Các cách làm thay thế là phân tích thay đổi tăng dần để tính toán và phân tích các thay đổi theo từng thời kỳ. Ví dụ như thay vì xem xét lại tổng mức thuế đã thu theo thời gian, một phân tích có thể được thực hiện về thay đổi trong tổng mức thuế đã nộp từ thời kỳ này sang thời

kỳ khác. Việc sử dụng các biểu đồ là đặc biệt hữu ích khi khối lượng số liệu lớn và độ dốc của các đường tuyến tính chỉ ra dấu hiệu về tỷ lệ thay đổi.

Phân tích hồi quy: Phân tích hồi quy được sử dụng để dự báo về các giao

dịch tương lai của doanh nghiệp khi có đủ thông tin phù hợp trong cơ sở dữ liệu hiện tại của Tổng cục Hải quan hoặc để ước tính tác động của một sự thay đổi chính sách nào đó đối với các giao dịch trong tương lai. Để xem xét có thể tin tưởng vào dự đoán này đến mức nào thì mức phương sai trong dự đoán được sử dụng để lập ra các khoảng tin cậy cho dự đoán và những khoảng tin cậy này có thể được sử dụng để lập ra và điều chỉnh các tiêu chuẩn lựa chọn hoặc ước tính về những thay đổi trong phân bổ số thu.

Phân tích tương quan: Tương quan giữa hai biến số, chẳng hạn trị giá Hải

quan và số thuế đã thanh toán là để xác định mức độ quan hệ trực tiếp giữa chúng. Việc đối chiếu thường được thể hiện dưới dạng một “hệ số” đo sức mạnh của quan hệ tuyến tính giữa các biến số với số 1 là tương quan hoàn hảo. Đây là một công cụ hữu ích đối với Hải quan trong hai lĩnh vực về miễn trừ và trốn thuế.

Quản lý rủi ro đã trở nên một công cụ chủ chốt, được nêu tại Công ước Kyoto sửa đổi của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) [117]. Đặc biệt, Công ước yêu cầu tất cả các bên tham gia áp dụng phương pháp quản lý rủi ro khi tiến hành các hoạt động kiểm soát hải quan. Đây thực sự là một bước tiến quan trọng theo hướng áp dụng các kỹ năng quản lý hiện đại của Hải quan các nước trên thế giới để phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh việc dựa vào các chu kỳ kinh tế để phát hiện các giao dịch đột biến, hệ thống QLRR còn cho phép cập nhật, bổ sung vào hệ thống các tiêu chí phát hiện nhanh các lô hàng có dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra đột xuất trên tất cả các cửa khẩu. Việc áp dụng QLRR sẽ thay cho phương pháp kiểm tra thủ công truyền thống không thể thực hiện được trước khối lượng hàng hóa lưu thông không ngừng gia tăng dựa trên cơ sở nghiên cứu xây dựng các tiêu chí để tránh kiểm tra tràn lan.

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 57)