Khái quát thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 78)

- Thất thu do khai sai trị giá

3.1.1.Khái quát thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-

KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009-2013

3.1. Khái quát thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu và kết quả thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2013 xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2013

3.1.1. Khái quát thực trạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2013 đoạn 2009-2013

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại thương Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Kim ngạch XNK không ngừng tăng trưởng qua các năm (trung bình hơn 20%/năm), các mặt hàng XNK ngày càng đa dạng và phong phú. Việt Nam có nhiều cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ngoại thương trong những năm vừa qua. Bên cạnh những thuận lợi, ngoại thương Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn nảy sinh từ sự bất ổn của nền kinh tế thế giới.

57.1 71.7 71.7 96.6 114.5 132.1 69.9 84.6 106.7 113.8 132.1 -12.90 -12.90 -9.80 0.75 0.01 -40 -20 0 20 40 60 80 100 120 140 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ USD

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Biểu đồ 3.1: Kết quả xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2013

Nguồn: Niên giám thống kê Hải quan và Cục CNTT & Thống kê HQ

Nhập siêu của Việt Nam không ngừng tăng cao qua các năm (riêng năm đầu tiên sau khi trở thành thành viên WTO kim ngạch nhập siêu đã đạt mức kỷ lục so với các năm trước là 14,1 tỷ USD và năm nhập siêu cao nhất là 2011 với hơn 19 tỷ USD): Các luồng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng lên không

ngừng qua các năm. Giá một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam (như dầu thô, lúa gạo, cao su, cà phê,...) cũng bị sụt giảm mạnh ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa xuất khẩu của nước ta.

Qua phân tích số liệu bốn thời kỳ phát triển giai đoạn từ 1996-2014, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đã gấp hơn 10 lần so với năm 1996 và lần đầu tiên vượt 200 tỷ USD vào năm 2011. Tốc độ tăng xuất khẩu so với GDP luôn đạt mức 2,5 lần, cá biệt lên tới 4 lần trong giai đoạn 1996-2000. Mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong thời gian qua là nhân tố quan trọng góp phần đưa GDP cả nước tăng cao nhất 8,48% vào năm 2007. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh cũng đưa kim ngạch xuất khẩu bình quan đầu người của Việt Nam từ 191 USD/người năm 2001 lên 924 USD/người năm 2010. Tốc độ tăng GDP tuy có cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng chưa năm nào vượt 2 con số [104].

Bảng 3.1: Kim ngạch XNK và số tờ khai hàng hóa XNK giai đoạn 2009-2013

Năm Kim ngạch/tốc độ tăng 2009 2010 2011 2012 2013

XNK Kim ngạch (tỷ. USD) 127.1 157.3 203.6 228.3 264.3 Tốc độ tăng (%) -11.3 23.8 29.0 12.1 15.7 Số tờ

khai

Số lượng (triệu tờ khai) 2.9 3.3 4.6 5.2 5.9 Tốc độ tăng (%) 23.7 20.0 39.0 12.0 14.9 Số tờ khai/cán bộ Hải quan 359.0 422.0 534.0 545 560

Nguồn: Cục Giám sát quản lý về Hải quan - Tổng cục Hải quan.

Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đã đặt ngành Hải quan trước những thách thức không nhỏ. Năm 2005, tổng số tờ khai hàng hóa XNK đạt 1.915.000 (trong đó xuất khẩu 925.000, NK 990.000); Năm 2011, tổng số tờ khai hàng hóa XNK đạt 4.630.000 (XK 2.250.000, NK 2.380.000). Năm 2012, tổng số tờ khai

hàng hóa XNK đạt 5.084.853. Với số lượng hành khách hơn 12 triệu người vào năm 2011 và năm 2012 là trên 15 triệu người. Để thông quan nhanh chóng các lô hàng XNK, Hải quan Việt Nam sẽ gặp nhiều thách thức trong việc áp dụng phương pháp kiểm tra toàn bộ các hồ sơ Hải quan (so sánh, đối chiếu từng hồ sơ, từng mặt hàng,...), thì không thể thực hiện được với hàng triệu hồ sơ hải quan, hàng triệu mặt hàng XNK trong khi nguồn lực, cũng như phương tiện thực hiện của cơ quan Hải quan còn nhiều hạn chế. Do đó, bên cạnh yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động XNK, công tác chống thất thu thuế trong ngành Hải quan đòi hỏi phải áp dụng phương pháp mới phù hợp nhưng vẫn bảo đảm kết quả và các cam kết quốc tế [104].

Một phần của tài liệu Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 76 - 78)