Hệ sợi phát triển trên MTĐC + mầm malt d Hệ sợi phát triển trên MTĐC + cao đậu tương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 86)

- Tính chất hóa học của β glucan

c.Hệ sợi phát triển trên MTĐC + mầm malt d Hệ sợi phát triển trên MTĐC + cao đậu tương

Hình 3.8: Hệ sợi phát triển trên MTĐC có bổ sung các nguồn nito khác nhau

Tác giả Ahmed Imtiaj và cộng sự (2008) khi nghiên cứu sự mọc của hệ sợi nấm Đầu khỉ trên môi trường cơ bản với thành phần 0,5g MgSO4; 0,5 g KH2PO4; 1 g K2HPO4, có bổ 10 nguồn nitơ khác nhau, bao gồm: Alanine, Ammonium acetate, Ammonium phosphate, Arginine, Calcium nitrate, Glycine, Histidine, Methionine, Potasium nitrate, Urea kết quả cho thấy nấm Đầu khỉ thích hợp với nguồn nitơ là Alnine, và không thích hợp với Histidine; Nghiên cứu sự mọc của hệ sợi nấm Đầu khỉ trên môi trường Glucose pepton, môi trường bổ sung dịch chiết cao nấm men cũng cho kết quả tốt.

Như vậy việc sử dụng nguồn nitơ là pepton, cao nấm men, bột ngô, cám gạo để bổ sung vào môi trường dinh dưỡng nhân giống nấm Đầu khỉ là hợp lý và sẽ được tiếp tục nghiên cứu hàm lượng thích hợp trong thí nghiệm tiếp theo.

c. Ảnh hưởng của thành phần môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của sợi nấm

Có rất nhiều loại môi trường dùng để phân lập giống nấm. Trong thí nghiệm này, sử dụng môi trường với một số thành phần khác nhau bao gồm đường, nito, vitamin, khoáng thích hợp như đã nghiên cứu ở trên với các hàm lượng khác nhau để tìm ra công thức môi trường dinh dưỡng thích hợp cho sự phát triển của hệ sợi giống gốc nấm Đầu khỉ. Chuẩn bị môi trường với các thành phần như đã trình bày trong bảng 2.1, khử trùng, để nguôi, cấy giống, nuôi sợi ở điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp. Theo dõi sự sinh trưởng của hệ sợi nấm theo thời gian; Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái hệ sợi nấm trên các công thức môi trường dinh dưỡng khác nhau được trình bày trong bảng 3.10 và hình 3.9; Kết quả đánh giá tốc độ mọc của hệ sợi được trình bầy trong hình 3.10.

Bảng 3.10: Đặc điểm của hệ sợi giống gốc nấm Đầu khỉ trên các môi trường dinh dưỡng khác nhau

Công thức môi trường

Đặc điểm hệ sợi giống gốc sau 7-10 ngày nuôi

CT 1 Hệ sợi có mầu trắng mờ, khô sợi, phát triển không đều trên bề mặt đĩa

thạch; Xuất hiện quả thể khi sợi chưa lan kín bề mặt đĩa thạch.

CT 2 Hệ sợi mảnh, khô sợi, mọc đều, phân nhánh đều. Sợi nấm mọc sát mặt

thạch.

CT 3

Hệ sợi dày, trắng đậm, sợi mượt bám sát bề mặt thạch; Hệ sợi trắng đồng nhất, phát triển đồng đều trên toàn bộ bề mặt đĩa thạch; Xuất hiện mầm quả thể rất muộn khi hệ sợi đã ăn kín mặt thạch.

CT 4

Hệ sợi dày, mọc đều, sợi trắng, mọc bông trên mặt thạch. Xuất hiện quả thể muộn nhưng lại sớm xuất hiện các điểm màu nâu do nhanh bị già hóa.

CT 5

Hệ sợi dày, trắng đậm, sợi không mượt bông lên trên bề mặt thạch, xuất hiện mầm quả thể muộn nhưng lại sớm xuất hiện các điểm màu nâu do nhanh bị già hóa.

Đặc điểm hình thái hệ sợi giống gốc nấm Đầu khỉ He1 sinh trưởng và phát triển trên các công thức môi trường dinh dưỡng khác nhau được thể hiện trong hình 3.9 dưới đây;

a. Hệ sợi nấm Đầu khỉ sinh trưởng trên CT 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 86)