Kết quả phân lập lại giống nấm Đầu khỉ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 79)

- Tính chất hóa học của β glucan

3.1.2.Kết quả phân lập lại giống nấm Đầu khỉ.

4 He Hệ sợi trên môi trường PGA khi non màu trắng muốt đồng nhất, mật độ sợi dày Kh

3.1.2.Kết quả phân lập lại giống nấm Đầu khỉ.

Phân lập giống là khâu quan trọng trong quá trình sản xuất giống nấm vì chất lượng giống gốc là một trong những yếu tố quyết định chất lượng các cấp giống tiếp theo, qua đó góp phần quyết định năng suất nấm thương phẩm, vì thế việc tiến hành phân lập, thuần hóa, sàng lọc và giám định giống trước khi đưa vào sản xuất là rất cần thiết để tạo nguồn giống có chất lượng ổn định, chủ động trong việc sản suất giống phục vụ sản xuất.

3.1.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp phân lập đến sự mọc của hệ sợi nấm Đầu khỉ

Trước khi tiến hành phân lập, thuần khiết lại chủng giống nấm Đầu khỉ, tiến hành nuôi trồng khảo nghiệm các chủng giống, quan sát đặc điểm chủng nấm, đặc điểm bào tử nấm dưới kính hiển vi điện tử (độ phóng đại 15000 lần). Để thu được bào tử của nấm Đầu khỉ, tiến hành thu hái khi quả thể nấm đã chuyển sang giai đoạn trưởng thành 1-2 ngày; lúc này quả thể bắt đầu xốp hơn, nhẹ hơn, tua gai dài và mảnh hơn. Hái quả thể, đưa vào đĩa petri đã khử trùng, để trong box cấy vô trùng; sau khoảng 16 – 24 giờ sẽ thấy các vệt bào tử rơi xuống đĩa, để nguyên bào tử trong đĩa đậy nắp lại đem đi chụp ảnh bào tử; Kết quả được thể hiện trong hình 3.2 và 3.3 dưới đấy;

Hình 3.2: Bào tử chủng nấm Đầu khỉ He1 với mật độ dày đặc(độ phóng đại 15000 lần)

Hình 3.3: Bào tử chủng nấm Đầu khỉ He1dày đặc, đảm hình chuỳ mang 4 bào tử với các mụn gai trên bề mặt(độ phóng đại 15000 lần)

Chọn quả thể to, chắc, cân đối, không bị sâu bệnh; cắt bỏ gốc, sát trùng; tiến hành bằng 2 phương pháp phân lâp như đã mô tả; Phân lập xong nuôi chúng trong cùng một điều kiện thích hợp; Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của phương pháp phân lập đến sự mọc của hệ sợi nấm Đầu khỉ trên môi trường thuần khiết

Chỉ tiêu Nuôi cấy từ bào tử Nuôi cấy mô nấm

Thời gian nảy mầm 72 giờ 48 giờ

Tỷ lệ nhiễm (%) 48/100 17/100

Đặc điểm hệ sợi trên môi trƣờng thạch

thuần khiết

- Hệ sợi mọc không đều, thô sợi, sợi có xu hướng bông xù lên rồi chùn lại.

- Sức sống yếu.

- Hệ sợi mọc đều, mảnh sợi, không thấy xuất hiện mô sẹo. - Hệ sợi phân nhánh đều. - Sợi nấm mọc sát mặt thạch - Sức sống khỏe, giống không bị lẫn tạp sợi lạ.

a. Hệ sợi khi phân lập từ bào tử b. Hệ sợi khi phân lập từ mô nấm Hình 3.4: Hệ sợi nấm Đầu khỉ được phân lập từ bào tử và mô nấm

Kết quả ở bảng 3.6 kết hợp với quan sát thực nghiệm cho thấy trong 2 phương pháp phân lập thì nấm Đầu khỉ phù hợp với phương pháp nuôi cấy mô quả thể vì bằng phương pháp nuôi cấy mô quả thể, hệ sợi nấm bung sợi nhanh hơn, sức sống khoẻ, tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với phương pháp nuôi cấy từ bào tử; Xong phương pháp phân lập từ mô nấm lại có nhược điểm là không bảo toàn được các đặc tính di truyền của giống gốc qua nhiều thế hệ nhân chuyển vì vậy để đảm bảo giống không bị thoái hóa, suy biến lựa chọn sử dụng kết hợp cả hai phương pháp để phân lập lại giống:

+ Trong sản xuất, để đáp ứng nhu cầu gấp rút và số lượng lớn, chất lượng giống đồng đều thì nên sử dụng phương pháp phân lập từ mô quả thể;

+ Song song với quá trình sản xuất, để đảm bảo lưu giữ được nguồn giống trong thời gian dài mà không bị suy biến cần tiến hành phân lập giống từ bào tử để bảo quản ở điều kiện lạnh sâu trong thời gian dài.

Trong khuân khổ luận án, phương pháp phân lập từ mô quả thể nấm được lựa chọn để tiếp tục tiến hành các thí nghiệm xây dựng qui trình phân lập lại giống gốc.

3.1.2.2. Xác định thời điểm phân lập

Lựa chọn đúng giai đoạn sinh trưởng của quả thể nấm để phân lập ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giống gốc, thể hiện qua các tiêu chí như khả năng bung sợi, tốc độ mọc sợi, đặc điểm hệ sợi. Trong thí nghiệm này, sử dụng quả thể nấm ở 4 giai đoạn phát triển khác nhau nhằm tìm được chính xác thời điểm tốt nhất để phân lập giống gốc từ mô quả thể, các giai đoạn đó bao gồm:

+ Giai đoạn 1: Quả thể vừa nhú mầm trên bịch nguyên liệu nuôi trồng (sau 5 - 7 ngày kể từ khi rạch hoặc nới nút bông cho ra quả thê)

+ Giai đoạn 2: Quả thể nấm còn non (3 - 5 ngày kể từ khi xuất hiện mầm quả thể). + Giai đoạn 3: Quả thể nấm trưởng thành nhưng chưa phát sinh bào tử (7 - 9 ngày kể từ khi xuất hiện mầm quả thể trên bịch nguyên liệu nuôi trồng).

+ Giai đoạn 4: Quả thể nấm chuyển sang giai đoạn già, phát sinh bào tử (11 - 13 ngày kể từ khi xuất hiện mầm quả thể trên bịch nguyên liệu nuôi trồng)

Quả thể nấm Đầu khỉ ở các giai đoạn phát triển khác nhau được thể hiện rõ hơn qua hình 3.5 dưới đây;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 79)