Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả tuyển chọn, phân lập lại giống nấm Đầu khỉ H erinaceus

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 73)

- Tính chất hóa học của β glucan

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả tuyển chọn, phân lập lại giống nấm Đầu khỉ H erinaceus

3.1. Kết quả tuyển chọn, phân lập lại giống nấm Đầu khỉ H. erinaceus

3.1.1. Kết quả so sánh và khảo nghiệm 4 giống nấm Đầu khỉ H. erinaceus trên diện hẹp

3.1.1.1. Một số đặc trưng hình thái của 4 giống nấm Đầu khỉ nghiên cứu tuyển chọn

Các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của giống gốc có mối liên quan chặt chẽ đến đặc tính di truyền của giống. Việc nghiên cứu đặc trưng hình thái hệ sợi và quả thể nấm nhằm đánh giá được ưu thế tính trạng bên ngoài của giống, làm cơ sở để đánh giá tính thích nghi của giống với điều kiện khí hậu của khu vực nghiên cứu. Trong đó các chỉ tiêu về mầu sắc, hình thái quả thể, đường kính quả thể... là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong công tác tuyển chọn giống, là cơ sở cho việc phân loại cũng như tuyển chọn được nguồn giống cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng sinh thái khác nhau.

Tiến hành nhân giống và nuôi trồng khảo nghiệm bốn chủng nấm Đầu khỉ được ký hiệu He1,He2, He3,He4 được lưu giữ tại Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật – Viện Di truyền Nông Nghiệp: Giống cấp 1 được nhân chuyển từ ống giống đang bảo quản lạnh sang môi trường PGA, sau khi hệ sợi mọc kín ống thạch chọn những ống giống có hệ sợi phát triển khỏe, không nhiễm bệnh để cấy chuyển sang môi trường thóc hạt (giống cấp 2). Giống cấp 2 được dùng để cấy chuyển sang cơ chất nuôi trồng nấm; Quá trình nuôi trồng khảo nghiệm được tiến hành trên công thức môi trường CTNT 1 trình bày trong bảng 2.5; Nuôi sợi trong điều kiện nhiệt độ thích hợp 22 – 25oC và cho ra quả thể điều kiện nhiệt độ 16 – 20oC theo như điều kiện nuôi trồng nấm Đầu khỉ của các tác giả Nguyễn Lân Dũng (2001), Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh (2000), Lê Xuân Thám (2004); Theo dõi đánh giá một số đặc trưng hình thái hệ sợi nấm trên môi trường thạch PGA; đặc trưng hình thái quả thể nấm khi trưởng thành. Kết quả được ghi nhận chi tiết trong bảng 3.1 dưới đây;

Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái hệ sợi và quả thể của các giống nấm Đầu khỉ H. erinaceus khảo nghiệm trên môi trường PGA và CTNT 1

STT Giống Đặc điểm hệ sợi nấm Đặc điểm quả thể 1

He1

Hệ sợi trên môi trường PGA khi non màu trắng muốt đồng nhất, mật độ sợi dày. Khi trưởng thành hệ sợi bện kết lại tạo các mụn gai trên bề mặt môi trường nuôi cấy, khi già chuyển màu vàng rồi vàng nâu.

Quả thể nấm có màu trắng muốt, cân đối, gồm các múi thịt nấm ghép lại với nhau đường kính quả thể 5-10 x 5-7cm, hình dạng giống như bộ óc Khỉ. Trọng lượng trung bình đạt 150-170 g/ quả. Phần thịt nấm chắc, đặc.

2 He2

Hệ sợi trên môi trường PGA khi non màu trắng muốt đồng nhất, mật độ sợi thưa, loang lổ. Khi trưởng thành hệ sợi chuyển màu trắng ngà, sợi nấm to, thô, phân nhánh dày, khi già chuyển màu vàng nâu, sớm xuất hiện quả thể trên môi trường nuôi cấy thuần khiết.

Quả thể nấm có màu trắng ngà, đường kính quả thể 5 - 7 x 4-7cm. Tua gai dài; quả thể rất xốp, nhẹ, trọng lượng trung bình đạt 90-100 g/quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)