- Thời gian nuôi sợi sau khi cấy chuyển giống dịch thể sang cơ chất
3.4.3. Kết quả kiểm tra hàm lượng polysaccharide trong quả thể nấm Đầu khỉ khô mới thu hái và sau thời gian bảo quản 6 tháng
thu hái và sau thời gian bảo quản 6 tháng
Việc kiểm tra chất lượng nấm Đầu khỉ khô sau thời gian bảo bảo có ý nghĩa thực tiễn lớn vì các sản phẩm nấm nói chung và nấm Đầu khỉ nói riêng rất dễ bị hút ẩm, mối mọt, thaamk chí nhiễm mốc, làm giảm chất lượng nấm; do đó muốn đưa nguyên liệu nấm vào sản xuất lớn cần xác định được chính xác chất lượng nguyên đầu vào, nếu chất lượng nguyên liệu không ổn định sau thời gian bảo quản thì cần có các biện pháp tăng cường trong công tác bảo quản nhằm giảm thiểu sự giảm chất lượng nguyên liệu hoặc rút ngắn thời gian lưu trữ nguyên liệu.
Tiến hành tách chiết và xác định hàm lượng polysaccaride của hai mẫu nấm Đầu khỉ khô vừa thu hái và mẫu đã qua thời gian bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian 6 tháng; kết quả được thể hiện trong bảng 3.41 dưới đây;
Bảng 3.41: Hàm lượng polysaccharide trong hai mẫu Đầu khỉ mới thu hái và qua bảo quản (g/ 100g nấm khô)
Mẫu
Phân đoạn Mẫu mới thu hái Mẫu bảo quản sau 6 tháng
Polysaccharide chiết nước nóng 5,30 2,26 Polysaccharide chiết NaOH 5,03 1,21
Kết quả kiểm tra cho thấy sau thời gian bảo quản 6 tháng ở nhiệt độ phòng tổng hàm lượng polysaccharide giảm còn 1/3 so với mẫu mới thu hái, chất lượng nấm Đầu khỉ giảm mạnh, mầu sắc sản phẩm sậm mầu hơn so với khi mới sấy; Như vậy sau khi thu hái và sấy nấm cần có các biện pháp bảo quản tốt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, thời gian bảo quản không nên kéo dài.