Hệ sợi phát triển trên MTĐC có bổ sung Lactose

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 84)

- Tính chất hóa học của β glucan

f.Hệ sợi phát triển trên MTĐC có bổ sung Lactose

bổ sung Lactose

Hình 3.7: Hệ sợi phát triển trên môi MTĐC có bổ sung thêm các nguồn cacbon khác nhau b.Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến sự sinh trưởng của hệ sợi

Nguồn nitơ mà nấm lớn có khả năng sử dụng rất rộng bao gồm nitơ vô cơ như muối nitrat amôn, nitơ dạng khí; nitơ hữu cơ như protein, urê... Trong thực tiễn, nguồn nitơ hữu cơ phần lớn có nguồn gốc từ protein động vật, thực vật, vi sinh vật; Nguồn đạm động vật như cao thịt bò, bột cá, bột nhộng tằm...; Nguồn đạm thực vật có các loại bánh dầu (bánh

dầu đỗ tương, bánh dầu hạt bông...), bột đậu, bột lạc, bột ngô, nước bột giấy; Nguồn đạm vi sinh vật có bột nấm men, vi khuẩn đã lên men và sản phẩm tan trong nước.

Trong thí nghiệm này sử dụng môi trường MTĐC sau đó bổ sung các nguồn nitơ khác nhau để so sánh tốc độ mọc và đặc điểm của hệ sợi nấm Đầu khỉ, từ đó tìm ra nguồn nitơ thích hợp cho sự phát triển của hệ sợi giống gốc nấm Đầu khỉ.

Kết quả được trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.8 cho thấy trong các nguồn nitơ sử dụng để bổ sung vào môi trường nuôi cấy hệ sợi giống gốc nấm Đầu khỉ thì nguồn nitơ hữu cơ cho kết quả là tốc độ sinh trưởng của hệ sợi cao hơn so với nguồn nitơ vô cơ. Khi bổ sung NaNO3; (NH4)2SO4 và NH4NO3 vào nuôi cấy nấm Đầu khỉ cho tốc độ mọc của hệ sợi cao hơn khi không bổ sung nhưng hệ sợi phát triển loang lổ không đều, sợi nấm trắng đục, thô sợi; Trong khi đó bổ sung cao nấm men, pepston tốc độ phát triển của hệ sợi nấm Đầu khỉ đạt 4,8 - 5,2 mm/ngày, cao hơn hẳn so với trên MTĐC chỉ đạt 3,0 mm/ngày.

Việc bổ sung các phụ gia nguồn gốc tự nhiên như cám gạo, bột ngô hoặc mầm malt cũng có tác động tốt đối với sự phát triển của hệ sợi nấm Đầu khỉ; kết quả ghi nhận được khi bổ sung cám gạo, bột ngô, mầm malt có sự tăng trưởng rõ rệt, từ 5,0 – 5,25 mm/ngày. Kết quả cũng cũng cho thấy cao đậu tương không có ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ, tốc độ mọc của hệ sợi trên MTĐC bổ sung cao đậu tương tăng không đáng kể so với khi không bổ sung.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của nguồn nitơ khác nhau đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ

T

T Nguồn nitơ Tốc độ lan sợi

(mm/ngày) Đặc điểm hệ sợi

1 MTĐC 3,0 Sợi rất mảnh, mờ gần như không nhìn rõ, sợi nấm phát triển kém

2 MTĐC 1 + Cao nấm men 5,8 Hệ sợi trắng đậm, phát triển tốt 3 MTĐC + Pepton 5,5 Hệ sợi trắng đậm, phát triển tốt

4 MTĐC + Bột ngô 5,2 Hệ sợi trắng, mảnh sợi, phát triển trung bình 5 MTĐC + Cám gạo 5,25 Hệ sợi trắng, mảnh sợi, phát triển tốt

6 MTĐC + Mầm malt 5,0

Hệ sợi trắng ngà chứ không trắng muốt như trên các môi trường khác, sợi mịn, phát triển tốt, đậm sợi; xong kết quả giữa các mẫu nuôi cấy không đồng đều.

7 MTĐC + cao đậu tương 3,2 Hệ sợi phát triển kém, khô sợi 8 MTĐC + (NH4)2SO4 3,8 Hệ sợi trắng đục, thô sợi 9 MTĐC + NH4NO3 4,2 Hệ sợi trắng đậm, phát triển tốt 10 MTĐC + NaNO3 4,5 Hệ sợi trắng đậm, phát triển tốt 11 MTĐC + (NH4)2HPO4 4,0 Hệ sợi trắng đục, thô sợi

CV% 2,9

LSD0,05 0,23

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 84)