Nhân giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể (dung tích 200ml)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 91)

- Tính chất hóa học của β glucan

3.2.1.Nhân giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể (dung tích 200ml)

d. Hệ sợi nấm Đầu khỉ sinh trưởng trên CT 4 e Hệ sợi nấm Đầu khỉ sinh trưởng trên CT

3.2.1.Nhân giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể (dung tích 200ml)

3.2.1.1. Nghiên cứu chế độ khử trùng môi trường dinh dưỡng

Chế độ khử trùng môi trường dinh dưỡng nhân giống nấm có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng môi trường dinh dưỡng, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giống nấm và tỷ lệ nhiễm. Tiến hành bố trí thí nghệm như đã trình bày ở mục 2.3.2.1; Kết quả nghiên cứu được trình bầy ở bảng 3.12 sau đây:

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của chế độ khử trùng đến chất lượng môi trường dinh dưỡng

Chế độ khử trùng 115oC Thời gian (phút)

Chỉ tiêu theo dõi 15 20 25 30 35 40

Mầu sắc môi trƣờng + ++ ++ +++ +++ ++++

Tỷ lệ nhiễm khi chƣa cấy giống 35/100

mẫu 25/100 mẫu 7/100 mẫu 0/100 mẫu 0/100 mẫu 0/100 mẫu

* Ghi chú:

(+) Độ đậm màu của dịch sau khử trùng không khác biệt so với trước khử trùng.

(++) Độ đậm màu của dịch sau khử trùng đậm hơn một chút so với trước khử trùng, dịch có mùi thơm tự nhiên.

(+++) Độ đậm màu của dịch sau khử trùng đậm hơn nhiều so với trước khử trùng,dịch sau khử trùng có mầu vàng nâu mùi thơm đặc trưng.

(++++) Độ đậm màu của dịch sau khử trùng đậm hơn rất nhiều so với trước khử trùng, dịch sau khử trùng chuyển mầu nâu đỏ, có mùi thơm đặc trưng.

Kết quả cho thấy, khử trùng môi trường ở nhiệt độ 115o

C trong 30 – 35 phút là thích hợp nhất vì ở điều kiện khử trùng này môi trường dinh dưỡng vừa đảm bảo vô trùng vừa không bị mất dinh dưỡng. Lựa chọn điều kiện khử trùng môi trường dinh dưỡng ở nhiệt độ 115o

C trong 30 – 35 phút để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu môi trường nhân giống nấm Đầu khỉ dạng dịch thể trung gian cấp 1

Sử dụng các môi trường có thành phần trình bày trong bảng 2.2; Tiến hành bố trí thí nghiệm như đã trình bầy ở mục 2.3.2.1; Kết quả được ghi nhận ở bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của thành phần môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của giống dịch thể trung gian cấp 1

Chỉ tiêu

Công thức

Sinh khối sợi

(g/100ml/7ngày) Kích thước KLC (mm) CT6 0,25 1,2 CT7 0,48 1,35 CT8 0,54 1,35 CT9 0,5 1,36 CV% 3,1 3,5 LSD0,05 0,275 0,93

Tốc độ phát triển của hệ sợi trong các công thức môi trường dinh dưỡng được xác định thông qua sinh khối sợi nấm trong 100ml dịch sau 7 ngày nuôi; kết qủa được thể hiện ở hình 3.13 sau;

Hình 3.13: Sinh khối sợi nấm Đầu khỉ trong các môi trường dinh dưỡng khác nhau

Kết quả nghiên cứu kết hợp với quan sát thực tế cho thấy ở công thức CT 6 môi trường không bổ sung dinh dưỡng hệ sợi sinh trưởng kém; Ở công thức môi trường CT 8 hệ sợi nấm Đầu khỉ sinh trưởng khoẻ, lượng sinh khối tăng nhanh đạt 0,54 g/100ml/ 7 ngày nuôi. Công thức CT 9 tiếp tục bổ sung lượng pepton và cao nấm men tăng lên không có lợi cho sự tăng trưởng của hệ sợi, lượng sinh khối đạt 0,5 g/100ml/ 7 ngày nuôi giảm hơn hẳn so với công thức môi trường CT8.

Hình thái hệ sợi nấm trong môi trường dịch thể được thể hiện ở hình 3.14 và 3.15 dưới đây;

Hình 3.14: Sinh khối sợi nấm trong các công

thức môi trường khác nhau trường CT8 ở chế độ nuôi lắc tạo thành dạng khuẩn lạc Hình 3.15: Hệ sợi nấm Đầu khỉ sinh trưởng trong môi cầu có nhiều tua gai xung quanh

Chọn môi trường CT8 với thành phần: Khoai tây: 200g/l, nấm sò tươi: 100g/l; Glucose: 15g; Pepton: 2,5g; CNM: 2g; MgSO4.7H2O: 1g; KH2PO4: 1g; K2HPO4: 1g; (NH4)2 HPO4: 1g; Thiamin: 20 µg; Nước:1000 ml; làm môi trường dinh dưỡng để nhân giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể trong các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.1.3. Ảnh hưởng của pH môi trường dinh dưỡng dạng dịch thể đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bố trí và tiến hành thí nghiệm như đã trình bầy ở mục 2.3.2.1; Kết quả thu được trình bầy ở bảng sau:

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của pH môi trường dinh dưỡng đến sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ trong môi trường CT 8.

pH Chỉ tiêu

Trước lên men 4 5 6 6,5 7 8 Sau lên men 4,5 6,2 7,5 7,5 7,5 7,6

Tốc độ sinh trƣởng

(g/100ml/7ngày) 0,12 0,24 0,49 0,56 0,54 0,35

Kích thƣớc KLC (mm)

1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Kết quả cho thây gống nấm Đầu khỉ có sinh khối sợi lớn nhất khi pH trước lên men ở mức 6,5 là 0,56g/100ml/7ngày nuôi, ở pH 4 và pH 8 hệ sợi phát triển kém chỉ đạt 0,12 – 0,35g/100ml/7 ngày nuôi cấy.

Trong nghiên của tác giả Ahmed Imtiaj và cộng sự (2008) khi nghiên cứu sự mọc của nấm Đầu khỉ trên các môi trường nuôi cấy dạng dịch thể cũng cho kết quả tương tự; pH thích hợp đối với nấm Đầu khỉ trong nghiên cứu của tác giả này là 6,0.

Như vậy, ngưỡng pH thích hợp cho hệ sợi nấm Đầu khỉ phát triển là từ 6 - 7; phát triển tối ưu ở pH 6,5; Lựa chọn pH 6,5 để chuẩn bị môi trường nhân giống trong các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.1.4. Kết quả xác định tỷ lệ giống cấy thích hợp khi cấy chuyển sang môi trường dịch thể

Bố trí thí nghiệm như đã trình bày ở mục 2.3.2.1; Sử dụng giống gốc nuôi trên môi trường thạch, nghiền mịn trong nước cất vô trùng, bổ sung cho đủ 100ml; sử dụng dịch giống này để cấy chuyển sang môi trường dịch thể với các tỷ lệ 2 %, 4%, 6%, 8% theo thể tích; Kết quả được ghi ở bảng 3.15;

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của tỷ lệ giống cấy đến sự sinh trưởng của giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 trong môi trường CT8 sau 7 ngày nuôi (dung tích 200ml)

Tỷ lệ giống Chỉ tiêu 2% 4% 6% 8% Khuẩn lạc cầu (mm) 1,5 - 2 1,3 - 1,45 1,0 1,0

Đặc điểm hệ sợi Hệ sợi xuất hiện

sau 2 ngày cấy giống, tốc độ phát triển nhanh, mật độ thưa, kích thước các khuẩn lạc cầu khá to, đồng đều.

Hệ sợi xuất hiện sau 2 ngày cấy giống, tốc độ phát triển nhanh, mật độ nhiều, khuẩn lạc cầu có kích thước trung bình, phát triển đồng đều đồng đều.

Hệ sợi xuất hiện sau 2 ngày cấy giống, tốc độ phát triển nhanh, mật độ dày đặc, kích thước các khuẩn lạc cầu nhỏ li ti.

Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi được thể hiện thông qua sinh khối sợi nấm trong 100ml dịch sau 7 ngày nuôi, được trình bày ở hình 3.16 dưới đây;

Hình 3.16: Ảnh hưởng của tỉ lệ giống cấy đến sinh khối hệ sợi nấm trong môi trường CT8

Tỷ lệ giống cấy có ảnh hưởng rõ rệt tới tốc độ sinh trưởng của giống nấm và đặc điểm hệ sợi trong môi trường dịch thể; Tỷ lệ giống cấy quá cao hay quá thấp đều làm giảm tốc độ sinh trưởng của giống cũng như làm thay đổi kích thước của khuẩn lạc cầu; theo một số nghiên cứu đã được công bố thì kích thước khuẩn lạc cầu không nên quá to hay quá nhỏ; kích thước thích hợp của khuẩn lạc cầu trong khoảng 1,2 – 1,7 mm.

Như vây, tỷ lệ giống cấy chuyển thích hợp hợp khi nhân giống Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể là 4% so với thể tích, lựa chọn tỷ lệ này để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

3.2.1.5. Nghiên cứu nhiệt độ nuôi giống nấm Đầu khỉ trung gian cấp 1 dạng dịch thể

Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng của hệ sợi nấm nói chung và nấm Đầu khỉ nói riêng, đặc biệt là trong môi trường dạng dịch thể. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng của giống nấm Đầu khỉ, bố trí thí nghiệm như đã trình bày trong mục 2.3.2.1; kết quả được thể hiện ở hình 3.17 sau;

Hình 3.17: Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi đến sự sinh trưởng của hệ sợi nấm Đầu khỉ trong môi trường CT8.

Nhiệt độ có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi giống nấm Đầu khỉ trong môi trường dịch thể; Ở điều kiện nhiệt độ dưới 18 o

C hệ sợi phát triển rất kém, thậm chí không có hiện tượng nẩy mầm của sợi nấm gốc; Hệ sợi nấm Đầu khỉ sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ 24±2o

C; Ở điều kiện từ 28±2oC hệ sợi phát triểu kém dần và ngừng phát triển khi nhiệt độ tăng trên 32±2o

C.

Từ kết quả nghiên cứu, chọn điều kiện nhiệt độ 24±2oC để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.6. Chế độ nuôi giống

Chế độ nuôi giống dạng dịch thể trung gian cấp 1 có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng cũng như hình thái hệ sợi trong môi trường nuôi cấy, do chế độ nuôi đóng vai trò quyết định nồng độ oxy hòa tan trong dung dịch cũng như các tác động cơ học trực tiếp vào hệ sợi. Để nghiên cứu các chế độ nuôi giống, tiến hành thí nghiệm như sau:

Sử dụng CT 8, cấy giống theo tỉ lệ 4% thể tích, nuôi giống ở điều kiện nhiệt độ 24±2oC; Các chế độ nuôi giống:

+ Để tĩnh

+ Nuôi trên máy khuấy từ: sử dụng con khuấy từ kích thước 2 cm, tốc độ khuấy 160 vòng/ phút, liên tục trong suốt quá trình nuôi.

+ Nuôi lắc: nuôi giống trên máy lắc với tốc độ lắc 160 vòng/ phút, liên tục trong suốt quá trình nuôi.

Thời gian nuôi 7 ngày.

Chỉ tiêu theo dõi: tốc độ mọc của sợi, đặc điểm của hệ sợi. Kết quả được ghi ở bảng 3.16 sau đây;

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của chế độ nuôi đến sự sinh trưởng của giống Đầu khỉ trung gian cấp 1 trong môi trường CT8

Chỉ tiêu Chế độ

Sinh khối sợi

(g/100ml/7 ngày) Đặc điểm hệ sợi

Nuôi tĩnh 0,42

Hệ sợi nấm nổi trên bề mặt dịch nuôi, sau 5 ngày cấy giống thấy xuất hiện một lớp màng mỏng, trắng muốt, sau 10 ngày từ lớp màng sợi này xuất hiện mần quả thể nhỏ, quả thể lớn dần và có hình dạng của quả thể trưởng thành sau 15 – 17 ngày nuôi. Sau 20- 25 ngày quả thể chuyển sang giai đoạn già hóa, tàn lụi dần.

Khuấy từ 0,55

Bắt đầu nhìn thấy sự phát triển của hệ sợi sau 2 ngày cấy giống; Hệ sợi nhân lên khá nhanh nhưng bị đánh tan liên tục do đó hệ sợi nhuyễn dạng huyền phù tan đều trong môi trường dịch thể; Sau 10 ngày dịch nuôi đặc sện; Hệ sợi có xu hướng ăn lan lên thành chai nuôi, sau 15 ngày hệ sợi chuyển mầu vàng, phần sợi lan trên thành bình khô héo và lụi dần.

Lắc 0,58

Bắt đầu nhìn thấy sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi sau 2 ngày cấy giống; trong điều kiện lắc tròn hệ sợi có xu hướng bện kết lại với nhau tạo thành khuẩn lạc cầu, các khuẩn lạc cầu lớn dần và có thể quan sát thấy rõ ràng sau 4 ngày nuôi, sau 5- 7 ngày nuôi đường kính khuẩn lạc cầu đạt từ 0,8-1,7mm; tiếp tục nuôi thì khuẩn lạc cầu cũng không tăng kích thước lên nữa mà các khuẩn lạc cầu lại trở nên xốp hơn, sau 15 ngày các khuẩn lạc cầu có xu hướng tan ra dần, tạo màng mỏng trên bề mặt dịch, chuyển sang mầu vàng và lụi dần.

CV% 3,4

LDS0,05 0,392

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình phân lập, nhân giống dạng dịch thể để nuôi trồng nấm Đầu khỉ (Hericium erinaceus (Bull.: Fr.) Pers.) và tách chiết một số polysaccharide có hoạt tính sinh học (Trang 91)