- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất
NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.1 Những nội dung tiến bộ của Luật BHXH
Luật bảo hiểm xã hội ra đời đi vào đời sống được hơn 3 năm và đang từng bước phát huy vai trò của nó đối với đời sống người lao động, góp phần ổn định và công bằng xã hội. Luật BHXH được xây dựng trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện những quy định của pháp luật về BHXH trước đó, vì vậy chính sách BHXH được các đơn vị sử dụng lao động và người lao động nắm bắt kịp thời. Từ đó việc triển khai thực hiện Luật cũng nhanh chóng đi vào đời sống, được đông đảo người lao động quan tâm và thực hiện. Các chế tài được quy định chặt chẽ, có tính pháp lý cao nên ý thức chấp hành Luật của chủ sử dụng lao động tốt hơn trước.
Chính sách BHXH là một bộ phận của chính sách xã hội, vì vậy nó mang tính lịch sử cụ thể. Điều đó có nghĩa là chính sách BHXH phải đáp ứng và phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử nhất định. Khi các điều kiện kinh tế – xã hội thay đổi thì chính sách BHXH cũng phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Mặt khác, chính sách BHXH là một bộ phận của chính sách xã hội nên mọi sự sửa đổi phải góp phần làm ổn định xã hội theo kịp xu hướng tiến bộ trong qúa trình phát triển kinh tế- xã hội và đặc biệt là không được gây nên sự xáo trộn lớn về quyền lợi của người thụ hưởng. Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung phải mang tính kế thừa và phát triển theo hướng: mở rộng đối tượng tham gia, mở rộng và nâng cao khung quyền lợi hưởng. Để đảm bảo từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách và không gây ảnh hưởng đến đời sống chính trị, xã hội của đất nước, đồng thời có khung pháp lý để tiến hành xây dựng đất nước theo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc ban hành Luật BHXH là cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước. Luật BHXH được xây dựng trên quan điểm kế thừa và hoàn thiện các quy định trong hệ thống pháp
luật BHXH trước đó là phù hợp, đúng đắn vì đảm bảo được tính thống nhất của hệ thống pháp luật BHXH từ trước đến nay. Đồng thời từng bước mở rộng loại hình BHXH, hoàn thiện cơ chế chính sách cho đầy đủ, phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị- xã hội trong nước và từng bước hoà nhập với chính sách an sinh xã hội quốc tế. Với quan điểm xây dựng Luật BHXH nêu trên, nên sau 3 năm thực hiện ta thấy không có sự chênh lệch nhiều về quyền lợi hưởng giữa người hưởng chế độ trước và sau khi thực hiện Luật nên nhìn chung xã hội đã chấp nhận, đồng tình với chủ trương, chính sách mới. Mặt khác mở rộng quyền tham gia BHXH được thực hiện cho mọi người lao động và nhất là bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện đã tăng thêm sự yên tâm đối với người lao động. Chế độ chính sách BHXH đã từng bước được hoàn thiện đảm bảo đời sống cho người tham gia BHXH khi về già hoặc khi phải nghỉ việc, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho quốc gia.
Những nội dung quy định trong Luật BHXH cơ bản đã đảm bảo đa dạng hoá các loại hình BHXH tạo điều kiện cho người lao động tuỳ theo loại hình lao động mà được tham gia một trong các loại hình BHXH phù hợp. Luật BHXH đã tạo ra được một hệ thống hành lang pháp lý phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nhất là ở nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chế độ chính sách về BHXH đã được Luật hoá một cách đồng bộ thay cho các quy định về BHXH trước đây được điều chỉnh bởi các văn bản dưới luật, tính pháp lý chưa cao và còn đan xen, chồng chéo với các chính sách xã hội khác. Luật BHXH đã thật sự tạo điều kiện cho người lao động được thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình. Các chế độ BHXH đã được quy định cụ thể, phù hợp hơn, khắc phục những khiếm khuyết của chính sách pháp luật về BHXH trước đó. Cụ thể như sau:
- Mở rộng thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn tạo sự yên tâm phục vụ chiến đấu. Ngoài loại hình BHXH bắt buộc, Luật cũng đã
mở rộng thêm loại hình BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quyền được tham gia và quyền được thụ hưởng về BHXH đối với người lao động. BHXH tự nguyện trước hết là một loại hình BHXH, phản ánh đầy đủ bản chất của BHXH là sự bảo đảm của xã hội đối với yếu tố lao động của sản xuất- nhìn từ góc độ kinh tế hoặc là hoạt động nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động trước những rủi ro xã hội. BHXH tự nguyện quy định cho những người lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc được quyền lựa chọn và quyết định khi tham gia loại hình BHXH này. Như vậy, mọi công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không phân biệt thành phần kinh tế, không thuộc phạm vi điều chỉnh của BHXH bắt buộc đều có quyền tham gia BHXH tự nguyện. Còn Bảo hiểm thất nghiệp áp dụng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng trong các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
- Tạo được sự liên thông giữa hai loại hình BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, đảm bảo công bằng trong quyền lợi đóng, hưởng của người lao động, không có sự phân biệt giữa người lao động có quan hệ lao động với người lao động tự hành nghề, không có quan hệ lao động.
- Hầu hết các quy định của Luật về các chế độ BHXH đều có sự thay đổi theo chiều hướng có lợi cho người lao động, được người lao động quan tâm ủng hộ. Chẳng hạn như nâng mức hưởng trợ cấp một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, cứ mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1 tháng, đến nay lên 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH; Mức lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế, mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định; Mức trợ cấp tiền mai táng được tăng từ 8 tháng mức lương tối thiểu chung lên 10 tháng mức lương tối thiểu chung; Nâng định suất tiền tuất hàng tháng từ 40% lên 50% mưc lương
tối thiểu chung; Trợ cấp 1 lần cho thân nhân với mức cao nhất bằng 48 tháng lương hưu trước khi chết.
- Từng bước thực hiện sự công bằng trong việc tính mức hưởng lương hưu của người làm việc theo các chế độ tiền lương khác nhau khi nghỉ hưu. Điều này được thể hiện qua các Điều khoản 58, 59, 60 của Luật BHXH qua việc tăng dần mẫu số về thời gian đóng BHXH khi tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH đối với người thuộc diện thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Theo đó, người bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995 thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu; người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/1995 đến trước ngày Luật BHXH có hiệu lực thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm hoặc 8 năm; người bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH có hiệu lực thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động thuộc diện thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
- Luật BHXH đã thể chế hoá các quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động , người sử dụng lao động khi tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, sát với thực tiễn, đảm bảo tính hợp lý giữa thời gian, mức đóng và mức hưởng của từng chế độ; đồng thời đảm bảo nguyên tắc chia sẽ giữa những người tham gia BHXH. Chính những quy định này đã bảo đảm cho việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.
- Quy định Quỹ BHXH được hạch toán theo các quỹ thành phần với mức đóng cụ thể cho từng quỹ, trong đó có lộ trình tăng mức đóng đối với quỹ hưu trí, tử tuất nhằm đảm bảo tính minh bạch, xác định được tình hình cân đối của từng quỹ làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách được phù hợp và chính xác. Việc tăng mức đóng theo lộ trình cũng đảm bảo cho quỹ hưu trí cân đối bền vững. Quỹ
BHXH được Nhà nước bảo hộ. Việc quy định mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung nhằm giảm bớt sự chênh lệch quá mức trong mức hưởng lương hưu sau này.
- Quy định cụ thể vai trò quản lý Nhà nước là cơ sở pháp lý cho BHXH phát triển bền vững.
- Luật BHXH đã quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH và xử lý vi phạm đối với các cá nhân, người sử dụng lao động, các cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH đã đảm bảo tính tuân thủ cho các bên khi tham gia BHXH, giải quyết hưởng các chế độ BHXH tốt hơn, quyền lợi của người tham gia BHXH được bảo vệ, từng bước tạo nhận thức về trách nhiệm tham gia BHXH đối với mỗi người.
- Thủ tục hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH đã phù hợp hơn với thực tế, đơn giản, thuận tiện cho người sử dụng lao động và người lao động. Luật BHXH cũng quy định cụ thể về hồ sơ, thủ tục tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện thống nhất trong cả nước, tránh gây phiền hà, sách nhiễu đối với người tham gia BHXH, góp phần thiết thực vào chương trình cải cách hành chính Nhà nước một cách có hiệu quả. - Việc quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền khiếu nại của mình.
- Các điều khoản quy định trong từng loại hình BHXH có nhiều tiến bộ: Đối với các chế độ hưởng BHXH bắt buộc, có nhiều nội dung được thay đổi so với quy định trước đây theo hướng tăng mức hưởng. Những quy định rõ ràng về điều kiện hưởng, mức hưởng, cách tính hưởng của từng trường hợp, từng chế độ đã tạo thuận lợi trong giải quyết chính sách, giảm bớt những thắc mắc, khiếu nại. BHXH tự nguyện với quy định 2 chế độ hưởng là phù hợp, bởi các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN không hoàn toàn gắn liền với người tham gia BHXH tự nguyện
(không phải tất cả đều có tham gia lao động). Hơn nữa khả năng tài chính của đối tượng này còn hạn hẹp, nếu tăng mức đóng góp để hưởng thêm các chế độ là không khả thi và việc quản lý rất phức tạp.
- Chính sách BHTN được ban hành và có hiệu lực thực hiện từ năm 2009 đã xác lập sự cần thiết và chín muồi của việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta. Điều đó cũng có nghĩa là Nhà nước đã tạo thêm một công cụ bảo đảm của xã hội nhằm chống lại những rủi ro do mất việc làm gây ra đối với người lao động trong nền kinh tế thị trường. Trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng từ cuối năm 2008 đến nay và trong đó Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, thì hậu quả của nó, ví dụ như nạn thất nghiệp gia tăng càng khẳng định tính đúng đắn và sự cần thiết ban hành chính sách BHTN