- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất
BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHXH
Từ năm 1995, kể từ khi thực hiện chính sách BHXH cải cách và việc hình thành hệ thống BHXH độc lập, thống nhất từ trung ương đến địa phương đã khẳng định sự đúng đắn của chính sách cũng như việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, đáp ứng được công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội ở nước ta. Ngành BHXH được hình thành và phát triển không ngừng từ chỗ chỉ thực hiện chính sách BHXH, đến năm 2003 thực hiện chính sách BHYT và từ năm 2009 tổ chức thu, chi đối với chính sách BHTN. Sự chuyên môn hoá về hệ thống tổ chức thực hiện chính sách BHXH nói chung đã tạo điều kiện cho việc thực hiện chính sách này một cách chuẩn xác, nhanh gọn và hiệu quả hơn. Thông qua các quy trình nghiệp vụ và các phương pháp quản lý tiên tiến, ngành BHXH đã đảm nhiệm được khối lượng công việc ngày càng tăng với việc phục vụ thường xuyên cho khoảng 10 triệu người tham gia BHXH, 7 triệu người tham gia BHTN và trên 50 triệu người tham gia BHYT. Không những vậy, là cơ quan trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, BHXH còn có cơ hội tiếp cận trực tiếp và thường xuyên với các đối tượng có liên quan đến chính sách này, kịp thời phát hiện những hợp lý và những bất hợp lý trong chế độ chính sách và thực tế trong nhiều năm qua, BHXH Việt Nam đã có nhiều ý kiến đóng góp quan trọng trong việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN (gọi chung là chính sách BHXH). Hơn thế nữa, nhiều cơ quan lập pháp đã coi BHXH Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong việc tham gia xây dựng cũng như sửa đổi, bổ sung các chính sách BHXH. Vì vậy, ngành BHXH không những chỉ có trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH nói chung mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc sửa đổi, bổ sung các chính sách BHXH đã ban hành và đang triển khai thực hiện. Do đó để cung cấp những tư liệu quý giá cả
về giác độ lý luận và thực tiễn giúp cho các nhà lập pháp có cơ sở để sửa đổi, bổ sung Luật BHXH trong thời gian tới, Ngành BHXH cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
4.1. Thành lập tổ nghiên cứu sửa đổi chính sách và tổ chức thực hiện Luật BHXH (gọi chung là Tổ nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH) thuộc BHXH