Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 71)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

2.2.4.2.Các chế độ Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự thu hút được nhiều lao động không thuộc diện BHXH bắt buộc tham gia. Trong thời gian qua, chủ yếu là số lao động đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc nhưng còn thiếu một số năm, nay tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định. Một bộ phận khác gồm những người đang tham gia BHXH tự nguyện nông dân tại tỉnh Nghệ An chuyển đổi sang.

- Tại Điều 70, Luật BHXH quy định người tham gia BHXH tự nguyện được nghỉ hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có 20 năm đóng BHXH trở lên. Ngoài ra, trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì khi đạt điều kiện về tuổi đời: nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi sẽ được hưởng lương hưu với mức thấp hơn. Với quy định này có nghĩa là người tham gia BHXH tự nguyện phải có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc mới được nghỉ hưu trước tuổi. Quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, vì hiện nay hầu hết người lao động tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ việc và bảo lưu thời gian tham gia BHXH đều có thời gian tham gia BHXH bắt buộc dưới 20 năm (vì nếu đủ 20 năm đã được thực hiện chế độ theo loại hình BHXH bắt buộc). Nếu số người này tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm trở lên thì vẫn không được nghỉ hưu trước tuổi mà vẫn chờ đến khi khi đạt điều kiện về tuổi đời là 55 tuổi (đối với nữ) và 60 (đối với nam) mới được nghỉ hưu. Do vậy những đối tượng này thường không lựa chọn cho mình giải pháp tham gia BHXH tự nguyện thay vì phải chờ để được hưởng chế độ với thời gian quá lâu (chờ cho đủ điều kiện về tuổi đời) mà họ phải tìm

cách tham gia BHXH bắt buộc (giải pháp phổ biến là gửi tên và tiền đóng BHXH vào các doanh nghiệp) cho đủ thời gian là 20 năm để được nghỉ hưu trước tuổi. Có thể nói, quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ phận khá đông những người lao động đã nghỉ việc và bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc được tham gia BHXH tự nguyện và hưởng chế độ BHXH. Chính vì vậy số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hiện nay chưa cao so với tiềm năng mà nó có thể khai thác được.

- Tiết a, khoản 1 Điều 77 về hưởng trợ cấp mai táng phí đối với người tham gia BHXH tự nguyện quy định “người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng khi người lao động chết đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH” là chưa công bằng vì đối với người tham gia BHXH bắt buộc thì không quy định thời gian tối thiểu tham gia BHXH để được hưởng trợ cấp mai táng phí.

- Khoản 3 Điều 52 về mức lương hưu hằng tháng của chế độ hưu trí thuộc BHXH bắt buộc có quy định: " Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung". Sự bảo đảm này của Luật BHXH lại không được quy định đối với chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện mặc dù mức đóng góp của cả BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện đều nằm trong khoảng thu nhập từ mức thấp nhất là mức tiền lương tối thiểu chung và cao nhất là 20 tháng lương tối thiểu chung. Mặt khác, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong điều kiện thị trường lao động ở Việt Nam phần lớn là có việc làm không ổn định, thu nhập thấp và do vậy việc tham gia BHXH tự nguyện cần phải được khuyến khích. Như vậy, vẫn còn sự bất bình đẳng giữa hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện về sự bảo đảm "mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng với mức lương tối thiểu chung".

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 71)