Các chế độ BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 84)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

2.3.4.1. Các chế độ BHXH bắt buộc

Chếđộ ốm đau:

- Về điều kiện nhận trợ cấp ốm đau: Cần phải quy định cụ thể thời gian tham gia BHXH tối thiểu trước khi nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau để tránh sự lạm dụng. Theo chúng tôi, quy định thời gian tham gia BHXH tối thiểu vào khoảng 3 tháng trước khi nghỉ ốm.

- Về thời gian và mức hưởng trợ cấp ốm đau:

+ Đối với những trường hợp ốm đau cần điều trị dài ngày, về lâu dài nên quy định thời hạn hưởng trợ cấp tối đa trên cơ sở tương ứng với số năm đã tham gia BHXH. Tuy nhiên trước mắt cũng nên điều chỉnh quy định về thời gian nghỉ điều trị bệnh dài ngày được hưởng chế độ BHXH cho phù hợp với tình hình thực tế. Trường hợp người lao động mắc các bệnh cần điều trị dài ngày mà việc điều trị

kéo dài qua năm khác thì đề nghị vẫn giữ nguyên tỷ lệ hưởng như mức đã duyệt cuối cùng ở năm trước (65%, 55% hay 45%).

+ Cần bổ sung thêm và quy định rõ các bệnh trong danh mục bệnh dài ngày theo quy định tại Thông tư 33/TT-LB ngày 25/6/1987 của Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho phù hợp với sự phát triển của khoa học. Ví dụ các bệnh nội tiết là các bệnh gì cần được ghi cụ thể.

+ Thống nhất mức trợ cấp ốm đau giữa hai đối tượng là người lao động bình thường và quân nhân.

Chếđộ thai sản:

- Về thời gian và mức hưởng trợ cấp thai sản

+ Bổ sung thêm vào điều 29, Luật BHXH trường hợp ở xa cơ sở y tế thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. Cần quy định cụ thể là nơi làm việc hay nơi ở cách xa cơ sở y tế bao nhiêu km.

+ Bổ sung vào khoản 3 Điều 31 trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ sinh con thì vẫn được hưởng trợ cấp thai sản.

Chếđộ tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp

- Về điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

+ Đối với trường hợp bị tai nạn lao động tại nơi làm việc, để đảm bảo thực hiện chế độ được chặt chẽ, chính xác thì cần phải được quy định cụ thể hơn về các hoàn cảnh xảy ra tai nạn lao động ví dụ như: các trường hợp bị tai nạn do vận hành, sử dụng các công cụ lao động (máy móc, thiết bị) không phải do người lao động phụ trách hoặc tại địa điểm không được bố trí làm việc hoặc uống rượu say, đánh nhau, đùa nhau…Cần quy định cụ thể những trường hợp được xác định là bị tai nạn lao động.

+ Đối với trường hợp bị tai nạn trên quãng đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại cũng cần quy định cụ thể các trường hợp: xảy ra tai nạn do

giao thông gây ra, tai nạn do ngoại cảnh (ong đốt, chó cắn, cây đổ, gãy…) hay tai nạn do bệnh lý gây nên (huyết áp, tim mạch…).

+ Cần sửa đổi quy định về điều kiện để được nhận trợ cấp bệnh nghề nghiệp theo hướng: Chỉ cần xác định căn bệnh có nguyên nhân từ quá trình lao động trong môi trường độc hại gây ra là đủ cơ sở để giải quyết chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Về mức đóng BHXH tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

- Cần quy định mức đóng cho chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp theo các nghề khác nhau, phụ thuộc vào mức độ rủi ro của nghề nghiệp, nghề nào có rủi ro cao thì phải đóng cao, nghề nào có độ rủi ro thấp thì đóng thấp.

Về mức hưởng trợ cấp TNLĐ- BNN

- Quy định về điều kiện hưởng, thời điểm được hưởng, mức hưởng... cụ thể riêng cho tai nạn lao động và riêng bệnh nghề nghiệp chứ không nên gộp chung như hiện nay. Mức hưởng đối với người mắc bệnh nghề nghiệp phải cao hơn so với người bị tai nạn lao động khi cùng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.

- Để đảm bảo công bằng giữa những người lao động cũng như đảm bảo nguyên tắc đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít thì việc tính toán mức trợ cấp TNLĐ- BNN nên quy định theo mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi bị tai nạn lao động.

BHXH một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng:

Đề nghị, sửa đổi bổ sung điều 55 và điều 73 Luật BHXH theo hướng quy định điều kiện hưởng trợ cấp một lần chỉ trong một số trường hợp:

- đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ 20 năm đóng BHXH; - ra nước ngoài để định cư;

- bị mắc bệnh hiểm nghèo, nếu có hồ sơ bệnh án chứng minh thì được nhận trợ cấp BHXH một lần ngay.

Chếđộ hưu trí:

- Điều 57 và điều 75 về bảo lưu thời gian đóng BHXH: Cần giải quyết chế độ BHXH cho người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH theo quy định dứt điểm khi hết tuổi lao động, bởi trong thực tế có trường hợp chỉ đóng BHXH 3 tháng sau đó bảo lưu đến khi chết để giải quyết tiền mai táng là 10 tháng lương tối thiểu chung. Đề nghị bổ sung vào cuối điều này quy định "về thời hạn bảo lưu tối đa bằng với tuổi đủ để nghỉ hưu".

- Điều 51, Luật BHXH đề nghị quy định điều kiện nghỉ hưu trước tuổi là nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và về trước bao nhiêu tuổi thì trừ đi bấy nhiêu % (có thể mức tỷ lệ % mỗi năm phải trừ tương đương với mức tỷ lệ % mỗi năm tăng lên kể từ năm thứ 16 trở đi) nhưng thời gian đã tham gia BHXH vẫn phải đủ 20 năm, không phải qua giám định sức khoẻ. Như vậy sẽ tránh được những tiêu cực cho người lao động khi phải đi giám định sức khoẻ.

- Đề nghị nghiên cứu sửa các điều 50, 51, 52, 54 và các điều 70, 71, 72 các nội dung liên quan đến tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu theo hướng:

+ Tăng dần tuổi nghỉ hưu bắt đầu kể từ sau năm 2015, cứ mỗi 2 năm tăng thêm 1 tuổi đến khi nam nghỉ hưu ở tuổi đủ 65 tuổi và nữ nghỉ hưu ở tuổi đủ 60 (thực tế hiện nay người nghỉ hưu có tuổi thọ bình quân là 73 tuổi, trong tương lai chắc chắn còn cao hơn do sự phát triển của y học và điều kiện sống được nâng cao).

+ Quy định cách tính tiền lương bình quân tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo hướng bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH (kể cả đối tượng hưởng lương theo chế độ tiền lương Nhà nước quy định).

+ Quy định điều kiện giảm tuổi nghỉ hưu, nghỉ hưu trước tuổi và cách tính tỷ lệ lương hưu, nhất là đối với lao động nữ để đảm bảo chặt chẽ và hợp lý. Cần quy định mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ phải trừ tỷ lệ % tương ứng với tỷ lệ % tăng thêm cho mỗi năm đóng BHXH.

Chếđộ tử tuất:

- Khoản 7, điều 3 về giải thích từ ngữ “thân nhân”, điểm c, điểm d khoản 2, điều 64 quy định về thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Quy định thân nhân mà người lao động khi sống phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng là rất chung chung, nhất là thân nhân khác mà người lao động có trách nhiệm nuôi dưỡng khi còn sống là rất khó xác định. Phần nội dung cuối của khoản 2, điều 64 quy định “các thân nhân (ngoại trừ con của người lao động) được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu. Khái niệm thu nhập hàng tháng ở đây còn chưa rõ, không thể xác minh trong thực tế. Vì vậy rất khó trong thực hiện, dẫn đến các khiếu nại, tranh chấp giữa những người hưởng và người giải quyết chế độ trong trường hợp không muốn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng để được hưởng trợ cấp tuất một lần và ngược lại. Đề nghị sửa đổi khoản 7, Điều 3 theo hướng làm rõ trách nhiệm nuôi dưỡng của người tham gia BHXH khi còn sống; sửa đổi phần nội dung cuối khoản 2 Điều 64 theo hướng quy định rõ thu nhập hàng tháng của thân nhân gồm các khoản cụ thể, như: lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp từ nguồn ngân sách...

- Điều 46, Luật BHXH: đề nghị bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp phục vụ cho một số đối tượng, như trường hợp bị suy giảm khả năng lao động trên 90% (bỏng toàn thân...)

- Sửa điều 66, 67 Luật BHXH về điều kiện và mức hưởng trợ cấp tuất một lần theo hướng đảm bảo công bằng, tránh trường hợp do có sự chênh lệch quá lớn giữa chế độ tuất một lần với chế độ tuất hàng tháng nên đối tượng tìm mọi cách để hợp thức hồ sơ hưởng chế độ tuất một lần. Bởi lẽ quy định về điều kiện hưởng trợ cấp tuất 1 lần khi không đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng như hiện nay đã gây nên bất hợp lý trong nhiều trường hợp như còn ít thân nhân hưởng tuất hàng tháng hoặc thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng còn lại quá ít, dẫn đến chênh lệch về mức hưởng lớn nên người hưởng thường kê khai không đúng để được hưởng

tuất một lần mà trong nhiều trường hợp cơ quan BHXH không thể xác minh. Từ đó dễ nảy sinh hiện tượng tiêu cực khi giải quyết chế độ. Do vậy theo kiến nghị của chúng tôi nên sửa đổi hai điều luật này theo hướng thân nhân người lao động đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của thân nhân đối tượng.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)