Hoàn thiện quản lý chi BHXH.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 118)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

3.6.2. Hoàn thiện quản lý chi BHXH.

Thực hiện quản lý chi BHXH bao gồm công tác giải quyết các chế độ BHXH và chi trả các chế độ BHXH đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, tận tay cho người được hưởng, đảm bảo an toàn, tránh thất thoát quỹ BHXH. Cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Quản lý chi đối với các chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tuất:

+ Tiến hành kiểm tra, rà soát lại toàn bộ toàn bộ hồ sơ đối với những đối tượng đang hưởng BHXH có đến trước thời điểm 01/01/1995. Đối với những đối tượng còn thiếu hồ sơ thì bổ sung cho hoàn chỉnh; đối với những hồ sơ có sai sót

thì phải kiên quyết xử lý cắt giảm hoặc cắt hẳn. Nếu phát hiện những hành vi gian lận nghiêm trọng phải chuyển sang cơ quan pháp luật để xử lý.

+ Đối với những đối tượng mới phát sinh, phải thực hiện đúng quy trình lập, kiểm tra và giải quyết. Đơn vị sử dụng lao động chỉ ra quyết định cho người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, cung cấp hồ sơ có liên quan của người lao động. BHXH huyện, tỉnh tiếp nhập hồ sơ, kiểm tra, xác định chế độ và mức được hưởng để BHXH tỉnh thực hiện quyết định hưởng cho người lao động. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức kiểm tra việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với BHXH tỉnh.

+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BHXH các huyện trong tỉnh, giữa BHXH các tỉnh và với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc quản lý sự biến động do di chuyển, chết, hết thời gian hưởng của từng đối tượng hưởng BHXH. Kịp thời điều chỉnh tăng, giảm và lập danh sách chi trả hàng tháng (do BHXH tỉnh lập, nghiêm cấm giao cho BHXH huyện và đại lý ở xã, phường lập) để làm căn cứ chi BHXH.

+ Tăng cường các biện pháp quản lý tiền mặt trong tất cả các công đoạn: giao nhận ở Kho bạc, Ngân hàng, trên đường vận chuyển đến các phường xã, tổ dân phố, trong quá trình tổ chức chi cho từng người. Phải bố trí lực lượng bảo vệ (thuê công an áp tải, bảo vệ) và phương tiện quản lý (két, hòm sắt). Thực hiện thanh toán ngay trong ngày đối với hình thức chi trả trực tiếp và không quá từ 3 đến 5 ngày đối với hình thức chi thông qua Đại lý phường, xã. Thường xuyên kiểm tra định kỳ và đột xuất tồn quỹ tiền mặt ở đại lý và ở BHXH cấp huyện, BHXH cấp tỉnh.

+ Ở một số địa phương có địa hình phức tạp, đối tượng hưởng BHXH ít; có thể kết hợp với ngành Bưu điện để tổ chức chi trả kịp thời hàng tháng cho đối tượng.

+ Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác chi trả theo đề án 30 của Chính phủ, công khai các thủ tục hành chính đối với đối tượng hưởng, người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Các cấp trong ngành BHXH nhanh chóng chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính quan liêu sang phục vụ đối tượng hưởng.

- Quản lý chi đối với các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức:

+ Phối hợp chặt chẽ với tổ chức y tế, tổ chức công đoàn ở các đơn vị để kiểm tra, giám sát việc cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, nghỉ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, thai sản và nghỉ dưỡng sức để khắc phục triệt để hiện tượng làm giả hồ sơ, khai khống thời gian nghỉ để rút tiền từ quỹ BHXH không đúng chế độ.

+ Phối hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán, tài chính, kho bạc... để kiểm tra, kiểm soát việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK và chi BHXH cho người lao động tại đơn vị sử dụng lao động.

+ Thực hiện việc thẩm định, quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức PHSK đối với đơn vị sử dụng lao động đảm bảo chặt chẽ.

+ BHXH tỉnh, BHXH huyện thực hiện chi trả các chế độ không dùng tiền mặt cho đơn vị sử dụng lao động để chi trả hộ. Nghiêm cấm việc chi bằng tiền mặt cho đại diện của người sử dụng lao động lĩnh hộ người lao động, sau đó về tổ chức chi trả ở đơn vị.

- Cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, kể cả việc phải quản lý chặt chẽ hồ sơ trên cơ sở cập nhật kịp thời các đối tượng không còn được hưởng BHXH để tranh các hiện tượng tiêu cực, tham ô, lãng phí, móc ngoặc gây thất thoát kinh phí; thực hiện chi trả đúng đối tượng, đúng định mức tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 118)