Chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 40)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

1.4.6.3. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

Điều kiện hưởng: Người tham gia hiểm thất nghiệp (BHTN) được hưởng chế độ BHTN khi có đủ các điều kiện: Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức

BHXH và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định.

Các chế độ hưởng BHTN:

- Trợ cấp thất nghiệp: Thời gian hưởng bằng 03 tháng, nếu có từ đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng BHTN; 06 tháng, nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng BHTN; 09 tháng, nếu có từ đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng, nếu có từ đủ 144 tháng đóng BHTN trở lên. Mức trợ cấp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

- Hỗ trợ học nghề: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá 6 tháng. Mức hỗ trợ bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo quy định của pháp luật về dạy nghề.

- Hỗ trợ tìm việc làm: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế do quỹ BHTN đài thọ.

Tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo hàng tháng với tổ chức BHXH về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và khi bị tạm giam.

- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi: Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự; hưởng lương hưu; sau 2 lần từ chối nhận việc làm do tổ chức BHXH giới thiệu mà không có lý do chính đáng; không thực hiện thông báo hàng tháng về việc tìm kiếm việc làm ba tháng liên tục; ra nước ngoài để định cư; chấp hành quyết định

áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; bị chết.

Người có việc làm và thực hiện nghĩa vụ quân sự khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng được hưởng khoản trợ cấp một lần bằng giá trị còn lại của trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Không tính lại thời gian đóng BHTN: Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng BHTN trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần bị thất nghiệp tiếp theo.

Tóm lại, từ góc nhìn của chính sách xã hội trong mối quan hệ điều tiết nền kinh tế vĩ mô cũng như hội nhập kinh tế thế giới, có thể tổng quát về chính sách BHXH trong suốt chặng đường từ năm 1945 đến nay của đất nước ta như sau:

- Chính sách BHXH đã phản ánh tính lịch sử cụ thể của nó, tức là thể hiện tính khoa học, tính cách mạng và sự hợp lý của nó đối với đòi hỏi của hiện thực khách quan đất nước trong từng thời kỳ. Ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhất định, chính sách BHXH lại được ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó đối với hệ thống an sinh xã hội, góp phần đấu tranh bảo vệ đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Ngay từ sự khởi đầu của chính sách BHXH của Nhà nước ta khi mới thành lập đã thể hiện sự tiếp cận và xu hướng xây dựng một xã hội tiên tiến, hiện đại và trong suốt quá trình phát triển của đất nước, chính sách BHXH luôn tuân thủ các nguyên tắc, các tiêu chuẩn chế độ và phương thức quản lý BHXH theo quy ước quốc tế. Đến nay, cùng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, thì riêng trong lĩnh vực BHXH đã thể hiện tính đồng nhất cơ bản của hệ thống BHXH Việt Nam với hệ thống BHXH của các nước trên thế giới cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc thù riêng có của một nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như tập quán và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

- Chính sách BHXH ở nước ta không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu cũng như được nâng cao giá trị pháp lý của nó trong hệ thống Luật pháp Việt Nam. Hoạt động của BHXH đã thực sự trở thành một công cụ đắc lực của Nhà nước ta, góp phần ổn định xã hội, và cũng là công cụ hữu hiệu trong việc điều tiết xã hội, tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong xã hội.

PHẦN 2

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)