Bảo hiểm thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 72)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

2.2.4.3.Bảo hiểm thất nghiệp.

- Khoản 4 điều 3 khi định nghĩa về người thất nghiệp: “người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. Định nghĩa

này chưa xác định rõ người bị mất việc làm ở đây có nhu cầu tìm việc hay không. Bởi vì trên thực tế có những người đã có thời gian đóng góp BHXH nhiều, chỉ còn thiếu một vài năm hay một vài tháng nữa là đến tuổi nghỉ hưu nay bị mất việc làm thì có nhất thiết phải coi họ là người thất nghiệp hay không? Mặt khác do phạm vi quy định này quá rộng dẫn đến thực trạng nhiều trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc do hết tuổi lao động, do yêu cầu cá nhân, do bị sa thải nhưng vẫn được áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điều 80, Luật BHXH.

- Tiết a khoản 2 Điều 16 quy định người thất nghiệp đăng ký thất nghiệp với tổ chức BHXH, nhưng tại khoản 4, điều 8 Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về bảo hiểm thất nghiệp lại hướng dẫn người lao động đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao đồng hoặc hợp đồng làm việc. Tương tự tại khoản 2 Điều 81, Luật BHXH thì một trong các điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội và tiết đ khoản 1 Điều 87 quy định một trong các điều kiện khiến người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là: sau hai lần từ chối việc làm do tổ chức BHXH giới thiệu mà không có lý do chính đáng. Nhưng trong Nghị định và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì những công việc này lại thuộc về trách nhiệm của cơ quan lao động.

- Theo quy định tại các điều 17, điều 42 của Bộ Luật lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp mất việc làm nếu không thể giải quyết được việc làm mới cho người lao động trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ hay trợ cấp thôi việc nếu chấm dứt hợp đồng lao động cho những người lao động làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên. Trong khi đó, khoản 6, điều 139, Luật BHXH quy định:" Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp thôi việc

theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức". Như vậy, khoản 6, điều 139 Luật BHXH đã phủ nhận quy định tại điều 17, điều 42 của Bộ luật lao động.

- Việc phân cấp quản lý, cơ quan BHXH thu tiền bảo hiểm thất nghiệp và chi trả trợ cấp, trong khi Sở Lao động Thương binh xã hội giải quyết và ban hành quyết định hưởng cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm trễ trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 72)