Thành lập tổ nghiên cứu sửa đổi chính sách và tổ chức thực hiện Luật BHXH (gọi chung là Tổ nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH) thuộ c BHXH

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 126)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

4.1.Thành lập tổ nghiên cứu sửa đổi chính sách và tổ chức thực hiện Luật BHXH (gọi chung là Tổ nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH) thuộ c BHXH

Việt Nam

Với tính chất và đặc trưng của công việc như đã trình bày ở trên, đây là một công việc có liên quan đến nhiều bộ phận của ngành, ngay cả từ các nội dung cần soạn thảo góp ý sửa đổi, bổ sung cũng phải cần có sự đóng góp trước hết và trực tiếp của từng bộ phận nghiệp vụ có liên quan. Hơn nữa đây cũng là một công việc có tính chất chuyên môn cao, đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách và được tập trung thời gian và sức lực cho công tác này. Vì vậy chúng tôi đề xuất thành lập Tổ nghiên cứu sửa đổi Luật BHXH bao gồm:

1. Đồng chí Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phụ trách công tác chế độ, chính sách BHXH của ngành làm tổ trưởng;

2. Đồng chí Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH làm tổ phó, thường trực tổ;

3. Đồng chí Trưởng ban kế hoạch tài chính, tổ viên; 4. Đồng chí Trưởng ban thu, tổ viên;

5. Đồng chí Trưởng ban chi, tổ viên;

6. Đồng chí Trưởng ban tổ chức cán bộ, tổ viên;

7. Đồng chí Viện trưởng Viện khoa học BHXH, tổ viên.

Nhiệm vụ của Tổ là xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn đóng góp cho việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện Luật BHXH. Các luận cứ này sẽ trở thành những tài liệu thông tin, tuyên truyền hoặc các tham luận tại các cuộc hội thảo với các cấp độ khác nhau nhằm thể hiện rõ quan điểm,

chính kiến tập trung thống nhất của BHXH Việt Nam đối với những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật BHXH.

Tổ hoạt động theo cơ chế bán chuyên trách, sẽ tự giải thể sau khi Luật BHXH đã được sửa xong (Quốc hội họp và bỏ phiếu thông qua). Trong thời gian hoạt động, các thành viên của tổ sẽ họp thường kỳ hoặc theo từng đợt hoặc họp bất thường để thảo luận thống nhất về từng vấn đề theo yêu cầu chung của công việc trước khi đưa ra các diễn đàn trao đổi, thảo luận ở các cấp khác nhau.

Tuỳ theo khối lượng công việc, các đồng chí tổ viên có thể huy động thêm các chuyên viên của đơn vị mình tham gia công việc.

Chi phí cho việc chuẩn bị báo cáo và chi phí hội họp của Tổ được vận dụng theo chi phí nghiên cứu các đề tài khoa học của ngành.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 126)