- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất
3.1.4. Tình trạng nợ, chậm đóng BHXH:
Năm 2009, theo báo cáo của BHXH Việt Nam: số nợ, chậm đóng BHXH bắt buộc là 2.093,7 tỷ đồng (bao gồm cả nợ luỹ kế các năm trước) tương ứng với 0,7 tháng phải thu BHXH, bằng 4,8% so với tổng số phải thu trong năm, giảm 1,7% so với nợ năm 2008. Thực chất số nợ này còn thấp hơn 4,8% vì 2% số thu đơn vị sử dụng lao động được giữ lại quý IV/2009 chưa được quyết toán và nhiều doanh nghiệp được đóng BHXH theo quý hoặc 6 tháng. Trong đó:
+ Nợ chậm đóng dưới 3 tháng là 1.564,6 tỷ đồng, chiếm 74,7% tổng số nợ đóng, chậm đóng.
+ Nợ chậm đóng từ 3 tháng đến dưới 1 năm là 303,3 tỷ đồng, chiếm 14,5% tổng số nợ đóng, chậm đóng.
+ Nợ chậm đóng từ 1 năm trở lên là 225,8 tỷ đồng, chiếm 10,8% tổng số nợ đóng, chậm đóng.
Riêng số nợ bảo hiểm thất nghiệp là 55,4 tỷ đồng. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tỡnh hỡnh chậm đóng, nợđọng BHXH qua 2 năm 2008-2009.
Đơn vị: Tỷđồng
STT Đối tượng Năm
2008 Tỷ lệ Tỷ lệ (%) Năm 2009 Tỷ lệ (%)
A Bảo hiểm xó hội bắt buộc 2.286,2 2.093,7 1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT, LLVT 125,3 5,48 77,0 3,68 1 Hành chính sự nghiệp, Đảng, ĐT, LLVT 125,3 5,48 77,0 3,68
2 Ngoài cụng lập 12,6 0,55 11,5 0,55
3 Xó, phường, thị trấn 20,7 0,91 14,0 0,67
4 Doanh nghiệp Nhà nước 465,7 20,37 382,0 18,25
5 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 724,7 31,70 690,0 32,96 6 Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 926,3 40,52 910,0 43,46
7 Hợp tỏc xó 8,2 0,36 7,0 0,33
8 Lao động có thời hạn ở nước ngoài 1,0 0,04 0,7 0,03
9 Đối tượng khác 1,7 0,07 1,5 0,07
B Bảo hiểm thất nghiệp 55,4
Tổng cộng 2.286,2 2.149,1
Tuy nhiên, nếu như năm 2009 số nợ chậm đóng của BHXH bắt buộc mới là trên 2000 tỷ đồng, thì chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2010, số thu BHXH mới đạt được 40%, và nợ đọng đã lên đến 4.800 tỷ đồng. Trong đó, 65% nợ với thời gian dưới 12 tháng; số nợ trên 12 tháng cả nước đã có 5.325 doanh nghiệp và đơn vị, trong đó đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh (2.217 đơn vị), tiếp đến là Hà Nội (1.150 đơn vị), Bà Rịa – Vũng Tàu (204), Đà Nẵng (151), Bình Dương (114). Chính tình trạng vi phạm nghiêm trọng chế độ thu nộp BHXH của một số chủ doanh nghiệp đã gây thiệt hại đến quyền hưởng BHXH của một số đông người lao động. Trên thực tế, các doanh nghiệp sử dụng lao động nhưng không đóng BHXH cho người lao động, hoặc thu tiền của người lao động mà không đóng, đóng không đúng thời hạn quy định. Số tiền doanh nghiệp nợ người lao động lên đến hàng tỷ đồng và kéo dài…Tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 9/2010 vẫn còn 51 đơn vị, doanh nghiệp nợ kéo dài trên 1 năm với tổng số tiền BHXH lên đến 28,7 tỷ đồng. Tại Hà Nội, có 166 đơn vị nợ tiền BHXH của người lao động với số tiền 127 tỷ, chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng, cầu đường, dệt may. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã vào cuộc, thậm chí kiện các doanh nghiệp ra toà, phát mãi tài sản doanh nghiệp để trả nợ BHXH cho người lao động song vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng này.