Kiến nghị, đề xuất các nội dung về nguyên tắc:

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 78)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

2.3.1. Kiến nghị, đề xuất các nội dung về nguyên tắc:

- Nghiên cứu xem xét về nguyên tắc “Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH” tại khoản 1 Điều 5 Luật BHXH. Đây là nguyên tắc chính làm căn cứ cho việc quy định mức hưởng của các chế độ BHXH, BHTN. Vì vậy cần phân tích, nghiên cứu nội dung, bản chất của BHXH, nhất là đối với chế độ hưu trí. Hiện nay đang có 2 luồng ý kiến ngược chiều về nguyên tắc này:

+ Quan điểm thứ nhất: Theo quy định hiện nay thì người tham gia BHXH đóng với mức cao, thời gian dài khi nghỉ hưu có mức lương hưu cao, trong khi quy định quy định tỷ lệ đóng góp phần lớn do người sử dung lao động đảm nhiệm (chiếm 75%). Tiền đóng góp của người sử dụng lao động được hạch toán vào giá thành của sản phẩm hoặc do ngân sách nhà nước cấp. Như vậy nếu xét về mặt xã hội, nó là nguồn đóng góp chung của mọi thành viên trong xã hội (thông qua tiêu thụ sản

phẩm hoặc đóng thuế). Mặt khác khi đến tuổi già thì nhu cầu về tài chính cho sinh hoạt cá nhân của mọi người gần như nhau, trong khi đó về mặt lý thuyết có người hưởng lương hưu cao hơn 20 lớn so với người có mức lương hưu thấp nhất. Do vậy chúng tôi kiến nghị nghiên cứu sửa đổi nguyên tắc này theo hướng: Mức hưởng BHXH được tính dựa trên cơ sở mức trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và đảm bảo phù hợp về thu nhập cho những người tham gia BHXH”. Từ nguyên tắc này quy định lại cách tính hưởng các chế độ BHXH.

+ Quan điểm thứ hai: Chính sách BHXH bao gồm các chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Trong đó các chế độ ngắn hạn như : ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN và kể cả chế độ bảo hiểm thất nghiệp luôn mang tính cộng đồng đoàn kết tương trợ, chia sẻ rủi ro cao. Điều này thể hiện ở chỗ người khoẻ mạnh, có việc làm sẽ điều tiết, chia sẻ cho người ốm đau, thai sản hay không may gặp rủi ro tai nạn hoặc mất việc làm. Tính nhân văn trong các chế độ này rất cao, biểu hiện rõ ở những người may mắn luôn có việc làm ổn định, có thu nhập cao hoặc khoẻ mạnh thường xuyên, mặc dù có tham gia đóng góp BHXH, nhưng ít khi, thậm chí không khi nào nhận lại quyền lợi từ các chế độ này. Ngược lại, trong xã hội sẽ có những người ít gặp may mắn hơn, hay ốm đau, hay mất việc làm thì sẽ nhận được trợ cấp từ các chế độ này một cách thường xuyên và có khi toàn bộ khoản trợ cấp nhận được cao hơn rất nhiều so với mức đóng góp của chính bản thân họ. Như vậy trong các chế độ này tính chia sẻ rất lớn, về cơ bản không có mối quan hệ trực tiếp về mặt giá trị giữa mức đóng, thời gian đóng với quyền lợi nhận được, nó gần hơn với các nguyên tắc thực hiện trong chính sách BHYT. Nhưng mặt trái của các chế độ này đó là tình trạng lựa chọn ngược, nghĩa là sẽ có người chọn mức đóng thấp hơn để được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Tương tự như vậy, nếu chế độ hưu trí đòi hỏi sự chia sẻ nhiều hơn với lý do là khi về già, nhu cầu sống của người già là giống nhau thì đương nhiên, ngay từ thời điểm còn đang làm việc, họ sẽ không ngần ngại đóng

góp ở mức thấp để sau này khi về hưu, ít nhiều họ còn mong nhận thêm được sự chia sẻ của xã hội. Kinh nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển cho thấy, ngay ở Công hoà liên bang Đức, người ta đều thống nhất một cơ quan thu BHXH nói chung để kiểm tra mức thu nhập của người lao động, tránh tình trạng chế độ nào có sự điều tiết xã hội và chia sẻ cao thì đóng thấp và ngược lại chế độ nào ít chia sẻ xã hội thì đóng góp với mức thu nhập cao. Ở nước ta cũng vậy, đối với chế độ hưu trí cần phải thực hiện chặt chẽ hơn nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng, có như vậy mới đảm bảo công bằng hơn đối với người tham gia BHXH cũng như đảm bảo cân bằng quỹ BHXH hưu trí dài lâu.

Nhóm nghiên cứu chúng tôi nghiêng về quan điểm thứ hai tức là đối với chế độ hưu trí cần phải thực hiện chặt chẽ hơn nguyên tắc tương quan giữa "đóng - hưởng"

- Để đảm bảo mức hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH không bị giảm quá nhiều so với thu nhập khi còn đang làm việc. Mức lương hưu bình quân hiện nay là 2,3 triệu đồng/ người/ tháng, trong khi thu nhập của người lao động trước khi nghỉ hưu bình quân là khoảng 5 triệu đồng/ người/ tháng. Và để tránh một thực tế tồn tại hiện hữu nhiều năm nay là người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH ở mức thấp cho người lao động hoặc trốn đóng BHXH. Đề nghị, nghiên cứu sửa nội dung quy định nguyên tắc: “Mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động...” tại khoản 2 Điều 5 Luật BHXH theo hướng: “Mức đóng BHXH, BHTN được tính trên cơ sở thu nhập thực tế từ các khoản có tính chất tiền lương, tiền công của người lao động”. Từ nguyên tắc này quy định cụ thể nội dung về thu nhập làm căn cứ đóng BHXH cho hợp lý, khả thi.

- Ngoài các nguyên tắc chung về BHXH như quy định tại Điều 5, Luật BHXH, kiến nghị bổ sung thêm các nguyên tắc riêng của từng chế độ BHXH.

+ Nguyên tắc đầu tiên của chế độ bảo hiểm ốm đau đó là người lao động phải thực sự ốm, do ốm đau không thể đi làm nên không có thu nhập. Điều đó đòi hỏi phải có những quy định hướng dẫn thực hiện chặt chẽ hơn về điều kiện và thủ tục nghỉ ốm, tránh tình trạng lạm dụng chế độ này.

+ Chế độ ốm đau được xác định là chế độ ngắn hạn nên việc quy định thời gian nghỉ ốm đau tối đa được tính theo năm, nhưng vẫn mang tính liên tục hết năm này đến năm khác.

+ Mức trợ cấp ốm đau phải thấp hơn mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, nhưng thấp nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu.

Đối với chế độ thai sản:

+ Do đặc điểm của thai sản là một chu kỳ kéo dài và liên tục từ lúc mang thai, quá trình nghỉ sinh con, chăm sóc trẻ sơ sinh đến khi ổn định lại sức khoẻ trở lại lao động bình thường, nên việc khám thai đều đặn để phát hiện sớm các sự cố, quá trình nghỉ sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh… phải có quy định cụ thể và nhất quán nhằm đảm bảo cho người phụ nữ được chăm sóc chu đáo, liên tục.

+ Quy định về thời gian nghỉ trước và sau khi sinh con là giai đoạn quan trọng nhất đối với chế độ thai sản. Do vậy, cần thiết phải bổ sung thêm các nguyên tắc sau:

* Cần có những quy định linh hoạt đối với một số trường hợp đặc biệt như: nghỉ thêm thời gian ngoài quy định hoặc đối với những sản phụ muốn đi làm sớm hơn thời gian quy định…

* Mức trợ cấp thai sản trong thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con ít nhất cũng phải bằng hoặc cao hơn mức tiền lương (tiền công) của sản phụ trước khi nghỉ sinh con.

Mức trợ cấp cao hơn tiền lương thường được thể hiện bằng hiện vật hoặc trợ cấp thêm để mua đường sữa, thuốc men, tã lót… khi đứa trẻ ra đời. Mức trợ

cấp này tuỳ thuộc vào khả năng của quỹ BHXH mà không có sự hạn chế trong khuôn khổ tối đa hoặc tối thiểu.

- Chếđộ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp:

+ Tai nạn được coi là tai nạn lao động thì tai nạn đó phải xuất phát từ mối quan hệ lao động (trực tiếp hay gián tiếp).

+ Mức trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp phụ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động và tiền lương, tiền công của người lao động đã tham gia đóng BHXH.

Chếđộ hưu trí:

+ Người được hưởng trợ cấp hưu trí phải là người đã hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động và có đủ thời gian đóng BHXH theo quy định.

+ Cần xém xét các yếu tố đặc thù lao động (làm công việc nặng nhọc, độc hai, vùng sâu, vùng xa…) khi quy định tuổi nghỉ hưu.

+ Việc tính mức trợ cấp hưu trí phải dựa trên cơ sở số năm đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Để đảm bảo công bằng cho người lao động, việc tính mức bình quân tiền lương tháng cần căn cứ vào mức tiền lương tháng của cả quá trình làm việc từ lúc bắt đầu đi làm đến trước khi nghỉ hưu.

- Chếđộ tử tuất:

+ Mức trợ cấp tiền tuất hàng tháng phải tương quan với các loại trợ cấp xã hội khác.

+ Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho người nhận trợ cấp bởi vì đây là đối tượng đã mất hoàn toàn chỗ dựa, không còn nguồn thu nhập nào khác, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)