Đối với BHXH bắt buộc:

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 98)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

3.2.1.1. Đối với BHXH bắt buộc:

Việc chi trả các chế độ BHXH luôn được thực hiện đúng thủ tục, đúng nguyên tắc, kịp thời và đảm bảo an toàn tiền mặt. Đặc biệt chế độ hưu trí luôn đảm bảo đúng kỳ hạn, không để người hưởng lương hưu phải chờ đợi.

Số lượng đối tượng được giải quyết các chế độ BHXH từ khi thực hiện Luật BHXH năm 2007 đến nay như sau:

Bảng 3: Đối tượng giải quyết mới giai đoạn 2007-2009

STT Loại đối tượng Đ. vị tính 2007 2008 2009 I. Hưởng hàng tháng Người 106.242 120.806 124.360

1. Hưu viên chức Người 78.188 84.883 86.361

2. Trợ cấp cán bộ xã Người 176 499 525

3. Hưu quân đội Người 6.672 13.696 14.925

4. Định suất tuất, trong đó Đ.suất 19.167 19.416 19.644

- ĐS cơ bản Đ.suất 19.082 19.341 19.571

- ĐS nuôi dưỡng Đ.suất 85 75 73

5 TNLĐ- BNN, trong đó: Người 2.039 2.312 2.431

Tai nạn lao động Người 1.658 1.780 1.783

Bệnh nghề nghiệp Người 381 532 648

II Hưởng 1 lần Người 204.063 385.584 544.595

1 T/c BHXH Người 128.808 288.245 425.898

2 T/c 1 lần cán bộ xã Người 348 64 5

3 T/c một lần khi nghỉ hưu Người 49.904 68.639 40.646

4 T/c TNLĐ Người 2.446 3.021 3.050

6 Bệnh nghề nghiệp Người 361 371 378 7 Tuất Người 21.486 24.580 25.984 8 KV một lần Người 18.086 9 ốm đau Người 1.989.750 2.512.145 3.250.000 10 Thai sản Người 298.564 575.811 713.000 11 Dưỡng sức Người 748.650 316.420 300.000 Tổng 3.347.268 3.910.766 4.931.956 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Năm 2007, đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết 106.242 người hưởng BHXH hàng tháng, trong đó hưu trí là 84.860 người; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho 204.063 người, trong đó: BHXH một lần theo Điều 55 Luật BHXH là 128.808 người. Ngoài ra, trong năm BHXH các tỉnh, thành phố đã chỉ đạo đơn vị sử dụng lao động giải quyết và thực hiện quyết toán cho 3,036 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Đến năm 2008, đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 120.806 người hưởng BHXH hàng tháng (tăng 13,7% so với năm 2007), trong đó hưu trí là 98.579 người (tăng 16,2% so với năm 2007); tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trợ cấp một lần cho 385.584 người (tăng 89% so với năm 2007), trong đó BHXH một lần theo Điều 55 Luật BHXH là 288.245 người (tăng 123,7% so với năm 2007; giải quyết và thực hiện quyết toán cho 3,4 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ (tăng 12% so với năm 2007).

Năm 2009, đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết 124.360 người hưởng BHXH hàng tháng (tăng 3% so với năm 2008), trong đó hưu trí là: 101.286 người (tăng 2,7% so với năm 2008); tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng trợ cấp một lần cho 544.595 người (tăng 41,2% so với năm 2008), trong đó: BHXH một lần theo Điều 55 Luật BHXH là 425.898 người (tăng 47,7% so với năm 2008); giải quyết và thực hiện quyết toán khoảng 4,2 triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, chế độ

thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Việc thu - chi trả các chế độ theo các quỹ thành phần được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bng 4: Thu – chi qu BHXH giai đon 2007- 2009

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Quỹ Năm 2007 Năm 2008

Thu Chi Tồn dư Thu Chi Tồn dư

I. Quỹ BHXH bắt buộc 23.823.704 14.464.877 9.358.827 30.810.213 21.359.946 9.450.2671. Quỹ ốm đau, thai 1. Quỹ ốm đau, thai sản 3.573.556 2.114.914 1.458.642 4.390.500 2.979.111 1.411.389 2 Quỹ TNLĐ-BNN 1.191.185 105.552 1.085.633 1.540.513 144.948 1.395.565 3 Quỹ hưu trí, tử tuất 19.058.964 12.244.411 6.814.553 24.879.200 18.235.887 6.643.313 II Quỹ BHXH tự nguyện - 10.800 3 10.797 III Quỹ BH thất nghiệp - - IV Thu đầu tư quỹ 4.794.934 4.794.934 9.116.529 9.116.529 V Chi phí quản lý 847.033 1.076.032 Cộng (I+II+III) 28.618.638 15.311.910 13.306.728 39.937.542 22.435.981 17.501.561 STT Quỹ Năm 2009 Tổng cộng 3 năm I. Quỹ BHXH bắt buộc 37.487.945 28.418.762 9.069.183 92.121.863 62.243.585 27.878.278 1. Quỹ ốm đau, thai sản 5.603.262 3.716.100 1.887.162 13.567.318 8.810.125 4.757.193 2 Quỹ TNLĐ-BNN 1.867.754 180.517 1.687.237 4.599.453 431.017 4.168.436 3 Quỹ hưu trí, tử tuất 30.016.929 24.522.145 5.494.784 73.955.093 55.022.443 18.952.650 II Quỹ BHXH tự nguyện 69.362 598 68.764 80.162 601 79.561 III Quỹ BH thất nghiệp 3.510.651 3.510.651 3.510.651 - 3.510.651 IV Thu đầu tư quỹ 8.399.776 8.542.202 22.311.239 - 22.453.665 V Chi phí quản lý 1.346.201 - 3.269.266 Cộng (I+ II+III) 49.467.734 29.765.561 19.702.173 118.023.915 67.513.452 50.510.463 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trong 3 năm qua, các Quỹ ốm đau, thai sản và Quỹ TNLĐ-BNN đều có số dư trên 4 nghìn tỷ, điều đó hứa hẹn việc mở rộng khung quyền lợi nhằm nâng cao chất lượng của các chế độ này. Ví dụ: có thể tăng thêm thời hạn nghỉ hưởng chế độ khi sinh con; nâng mức trợ cấp một lần khi sinh con; mở rộng điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản hoặc sau khi điều trị thương tật bệnh tật... Tuy nhiên, việc mở rộng quyền lợi cần phải dựa trên cơ sở tính toán cân đối quỹ mới đề ra các mức cụ thể được.

Riêng đối với quỹ hưu trí và tử tuất, số người hưởng lương hưu tăng với tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của đối tượng tham gia BHXH. Điều này được thể hiện số người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu ngày càng giảm, nếu như năm 1996 có 217 người đóng BHXH cho 1 người hưởng lương hưu, đến năm 2000 chỉ còn 34 người đóng BHXH cho một người hưởng lương hưu, con số này giảm xuống còn 19 người vào năm 2004 và đến năm 2009 thì chỉ có 11,1 người đóng BHXH cho 1 người hưởng lương hưu. Đương nhiên mối quan hệ này không phải là cơ sở chủ yếu cho việc tính toán cân đối quỹ hưu trí - tử tuất, nhưng cũng cần phải xem xét đến trong tương lai. Đây cũng là dấu hiệu cần quan tâm vì với tốc độ tăng đối tượng hưởng lương hưu như hiện nay, quỹ hưu trí, tử tuất sẽ khó đảm bảo cân đối trong dài hạn.

- Thực hiện quy định tại Điều 53 Luật BHXH về điều chỉnh lương hưu:

Trong năm 2008 và 2009, BHXH Việt Nam đã thực hiện 3 lần điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH theo quy định, cụ thể:

+ Điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 184/2007/NĐ-CP: Từ tháng 01/2008, tăng thêm 20% lương hưu so với mức hiện hưởng của tháng 12 năm 2007. Số lượng điều chỉnh là 2.138.853 người (nguồn NSNN đảm bảo là 1.435.387 người, nguồn Quỹ đảm bảo là 703.466 người); mức trợ cấp tăng thêm bình quân là 227.969 đồng/người/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 212.474

đồng/người/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 259.588 đồng/người/tháng); tổng kinh phí tăng thêm là 487.593 triệu đồng/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 304.982 triệu đồng/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 182.611 triệu đồng/tháng);

+ Điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 101/2008/NĐ-CP: Từ tháng 10/2008 trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao, tăng thêm 15% lương hưu so với mức hiện hưởng của tháng 9 năm 2008. Số lượng điều chỉnh là 1.942.971 người (nguồn NSNN đảm bảo là 1.244.578 người, nguồn Quỹ đảm bảo là 698.393 người); mức trợ cấp tăng thêm bình quân là 224.371 đồng/người/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 205.616 đồng/người/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 257.793 đồng/người/tháng); tổng kinh phí tăng thêm là 435.946 triệu đồng/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 255.905 triệu đồng/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 180.041 triệu đồng/tháng);

+ Điều chỉnh theo quy định Nghị định số 34/2009/NĐ-CP: Từ tháng 5/2009 ,tăng thêm 5% lương hưu so với mức hiện hưởng của tháng 4 năm 2009. Số lượng điều chỉnh là 2.240.385 người (nguồn NSNN đảm bảo là 1.404.707 người, nguồn Quỹ đảm bảo là 835.678 người); mức trợ cấp tăng thêm bình quân là 82.183 đồng/người/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 75.439 đồng/người/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 93.519 đồng/người/tháng); tổng kinh phí tăng thêm là 184.122 triệu đồng/tháng (nguồn NSNN đảm bảo là 105.970 triệu đồng/tháng, nguồn Quỹ đảm bảo là 78.152 triệu đồng/tháng).

Như vậy, trong 2 năm 2008 và 2009 lương hưu của người nghỉ hưu đã được điều chỉnh tăng lên 44,9% so với lương hưu của tháng 12 năm 2007.

- Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 61 và khoản 2 Điều 76 Luật BHXH về điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng BHXH.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 / 7 / 2008 và Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 theo đó tiền lương, tiền công và

thu nhập tháng đã đóng BHXH đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định và người lao động tham gia BHXH tự nguyện được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm làm cơ sở tính lương hưu nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi người về hưu thuộc khu vực ngoài Nhà nước và người tham gia BHXH tự nguyện.

Việc chi trả các chế độ BHXH cho người lao động, việc điều chỉnh lương hưu, điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng BHXH được quy định cụ thể trong văn bản không chỉ về chế độ, mức hưởng mà còn quy định rõ trình tự, thủ tục, thời gian xét duyệt chi trả BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức BHXH và người thụ hưởng trong việc thực thi chế độ, chính sách. Vì vậy, nhìn chung việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động đảm bảo đúng quy định.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 98)