Nguyên nhân của những tồn tại.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 114)

- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất

3.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại.

- Việc ban hành và thực thi chính sách BHXH đã trải qua một thời kỳ rất dài, song cho đến nay nhận thức của xã hội về chính sách này còn chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích đề ra. Một bộ phận lao động, nhất là lao động khu vực phi chính thức ở nước ta chưa biết, chưa hiểu về bản chất, vai trò của chính sách BHXH đối với đời sống người lao động cũng như đối với sự ổn định và phát triển của xã hội.

- Một số đơn vị sử dụng lao động thực tế gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, không đủ khả năng tài chính nên chỉ cho một số người lao động được tham gia BHXH. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có tiền để nộp BHXH. Một số doanh nghiệp cố tình không nộp và nộp chậm., thậm chí có nhiều doanh nghiệp khai giảm lao động và quỹ tiền lương, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Có nhiều doanh nghiệp đã “lách luật” bằng cách ký hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng hoặc khai ít lao động để trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH.

- Đa số trong các tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể… hoạt động SXKD theo phương thức gia đình, tự làm, tự hạch toán và sử dụng lao động theo hình thức thuê mướn công nhật, không thực hiện ký kết hợp đồng lao động và không quan tâm đến nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH đối với người lao động.

- Ý thức tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động còn thấp, chưa quan tâm đến nghĩa vụ của mình và quyền lợi của người lao động , trong khi người lao động do lo sợ mất việc làm nên không dám đòi hỏi quyền lợi cá nhân về BHXH.

- Việc thực hiện quy định của Nhà nước về BHXH của các doanh nghiệp chưa nghiêm túc nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp này phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo quy định về việc xử lý phạt các doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ BHXH đối với người lao động, các doanh nghiệp không những phải nộp số tiền BHXH chưa nộp cộng với lãi suất của ngân hàng cho số tiền chậm nộp này mà còn phải nộp một khoản tiền phạt. Tuy nhiên, những quy định trong các văn bản hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: mức phạt còn thấp, tối đa cũng chỉ mới 30 triệu đồng. Vì vậy nhiều đơn vị sử dụng lao động chấp nhận bị phạt BHXH còn hơn phải trả lãi vay ngân hàng.

- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về việc không tham gia BHXH cho người lao động của các cơ quan chức năng quản lý về BHXH chưa hoạt động thường xuyên và số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra là rất ít so với yêu cầu. Trong khi đó, BHXH Việt Nam không có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử phạt đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý lao động, quỹ tiền lương, không đóng BHXH kịp thời, trốn tránh đóng BHXH, hoặc có hành vi gian lận, lừa dối để hưởng các chế độ BHXH.

- Đối với trường hợp người sử dụng lao động vi phạm về tham gia BHXH, cơ quan BHXH phát hiện và báo cáo để cơ quan quản lý về BHXH xử lý nhưng kết quả xử lý còn chậm, dẫn đến việc thực hiện tham gia BHXH đạt hiệu quả thấp, nhất là khu vực ngoài quốc doanh.

- Về mặt chủ quan, các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và nắm chắc tình hình biến động của người lao động và quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động. Trên thực tế, số liệu về số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH rất khó thống kê và cập nhật vì có nhiều

doanh nghiệp thường xuyên biến động, lại có những doanh nghiệp khi được cấp phép kinh doanh nhưng không hoạt động. Bên cạnh đó lại có nhiều doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động gồm những người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động.

Trong khi đó, việc đôn đốc, nhắc nhở người sử dụng lao động và người lao

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 114)