- Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị tạm dừng hưởng khi chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo; khi xuất
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHXH
Việc hình thành hệ thống ngành BHXH độc lập trực thuộc Chính phủ đứng ra tổ chức thực hiện chính sách BHXH được coi là một thắng lợi trong công tác cải cách quản lý ở nước ta, tách chức năng quản lý nhà nước về BHXH ra khỏi chức năng tổ chức thực hiện BHXH. Với quyết định đúng đắn đó, ngành BHXH theo hệ thống ngành dọc với 3 cấp: cấp Trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận, huyện đã giúp cho việc thực hiện chính sách
BHXH được đồng bộ, thống nhất và kịp thời trong phạm việc cả nước. Hơn nữa mô hình tổ chức này trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta càng thể hiện vai trò của ngành BHXH đối với việc quản lý tập trung thống nhất các quỹ BHXH, BHYT và BHTN và các quỹ này ngày càng lớn mạnh, là nguồn tài chính vững mạnh để Nhà nước điều tiết xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, góp phần ổn định xã hội và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội. Mặt khác, cũng xuất phát từ mô hình quản lý hệ thống tổ chức BHXH mà ngành BHXH có điều kiện tổ chức chuyên môn hoá các công việc, các quy trình công tác nhằm tổ chức thực hiện nhanh, kịp thời, chính xác và đầy đủ các chế độ chính sách và có điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến vào hoạt động của ngành. Vì vậy trong nhiều năm trước mắt (ít nhất từ nay đến năm 2020 - đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá), mô hình tổ chức hệ thống BHXH theo ngành dọc, quản lý tập trung thống nhất các quỹ BHXH, BHYT và BHTN cũng như chuyên nghiệp tổ chức thực hiện các chính sách BHXH, BHYT và BHTN cần phải được tiếp tục duy trì và phát triển ở Việt Nam.