Khiếu nại, tố cáo về BHXH:

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 27)

- Người tham gia BHXH và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức BHXH khi có căn cứ cho rằng

quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình; Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức BHXH khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về BHXH, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Các trường hợp khiếu nại đối với quyết định, hành vi về BHXH không thuộc quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu về BHXH là người có quyết định, hành vi về BHXH bị khiếu nại, trường hợp người có quyết định, hành vi về BHXH bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Toà án.

Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Tố cáo, giải quyết tố cáo về BHXH: được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Một phần của tài liệu Đánh giá 3 năm triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội- Viện khoa học bảo hiểm xã hội (Trang 27)