Qua nghiên cứu về một số loại hình giao dịch trên đây ta thấy rằng, để thị trƣờng hàng hoá giao sau hình thành và đi vào hoạt động và phát triển thì hàng hoá phải đƣợc lƣu thông trên thị trƣờng và giá cả của hàng hoá phải hoàn toàn do thị trƣờng điều tiết. Đây là một hình thức kinh doanh rủi ro dựa trên sự biến đổi về giá cả hàng hoá nên mọi sự can thiệp của Nhà nƣớc vào điều tiết cung cầu và giá cả nên sẽ hạn chế đƣợc phần nào rủi ro về giá, song nhƣ vậy sẽ triệt tiêu tính hấp dẫn đối với ngƣời tham gia thị trƣờng.
Lịch sử hình thành và phát triển của thị trƣờng hàng hoá giao sau đã chứng tỏ rằng, sự phát triển của thị trƣờng phụ thuộc rất lớn vào sự can thiệp của Chính phủ. Chẳng hạn đại khủng hoảng 1929-1930, rồi chiến tranh thế giới II và nhiều chính sách can thiệp của các Chính phủ vào thị trƣờng đã làm giảm hoặc ngừng hoạt động của nhiều sàn giao dịch ở nhiều nƣớc, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Mãi đến những năm 1980, khi mà phần lớn chính sách ổn định giá của các Chính phủ sụp đổ và tự do hoá thƣơng mại đƣợc chấp nhận rộng rãi, thì hầu hết các sàn giao dịch bắt đầu hoạt động trở lại. Khối lƣợng trao đổi tăng lên đáng kể trong những năm 1990 ở cả sàn giao dịch tập trung và thị trƣờng ngoài sở giao dịch 20, 126 .
Thị trƣờng phát triển đã tạo cơ hội cho các chính phủ sử dụng công cụ thị trƣờng để quản lý rủi ro. Hơn nữa, việc giảm thiểu sự can thiệp của Chính phủ vào thị trƣờng đã buộc các công ty, hiệp hội ngành nghề vào cuộc. Nhiều công ty ở các nƣớc đã tham gia thị trƣờng hàng hoá giao sau thông qua các giao dịch nhƣ kỳ hạn, quyền chọn để bảo hiểm rủi ro. Điển hình nhƣ các công ty đồng của Chi Lê và Pê ru, các công ty dầu mỏ của Mỹ La Tinh, châu Á, các nƣớc (SNG) và châu Phi. Rất nhiều công ty xuất khẩu cà phê và ca cao của Mỹ La Tinh, châu Á và châu Phi cũng đã tham gia vào các loại hình giao dịch này 16, 67 . Sự tham gia của các công ty vào thị trƣờng không chỉ góp phần to lớn trong việc tự bảo hiểm cho những ngƣời sản xuất trực tiếp, mà còn làm tăng trƣởng quy mô và hiệu quả kinh tế.
Khi chƣa hình thành đƣợc thị trƣờng, nhìn chung ở các nƣớc đang phát triển Chính phủ thƣờng sử dụng công cụ quản lý Nhà nƣớc để phân tán rủi ro. Tuy nhiên do diễn biến trên thị trƣờng về giá hàng hoá thƣờng xảy ra rất nhanh và phức tạp nên các công cụ điều tiết của Chính phủ cũng thƣờng chỉ đối phó trong những phi vụ cụ thể. Các chính sách này chỉ đáp ứng cho một thời gian tƣơng đối ngắn (vài tháng đến 1 năm), chƣa có chiến lƣợc ở tầm dài hạn. Có một số Chính phủ các nƣớc đang phát triển sử dụng Conmodity Derivaties 14,101 để cung cấp giá bảo hộ cho nông dân nhƣ Goatamala cho nông dân trồng cà phê, Mêhicô cho nông dân trồng bông và ngô. Việt Nam trợ giá đƣờng xuất khẩu, hỗ trợ sản xuất trong nƣớc cho ngƣời trồng cà phê, can thiệp vào nguồn cung nhƣ mua tạm trữ lúa gạo khi giá xuống trong những năm trƣớc đây.
Sự biến động về giá trên thị trƣờng cơ bản là do cung cầu, vì vậy việc đánh giá các nguồn cung và nguồn cầu là một trong những yếu tố quan trọng để mang lại lợi nhuận cho nhà kinh doanh. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhântrực tiếp thuộc kinh tế nhƣ cung cầu, trong thực tế giá cả thị trƣờng còn phụ thuộc
vào các yếu tố gián tiếp khác nhƣ các biến động về chính trị, chiến tranh, các yếu tố xã hội... Chẳng hạn nhƣ chiến tranh I Rắc trong thời gian gần đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá dầu tăng cao.
Nhƣ vậy, cơ chế thị trƣờng và tự do hoá thƣơng mại là điều kiện cần thiết nhất để hình thành thị trƣờng hàng hoá giao sau. Tuy nhiên, để hình thành thị trƣờng ngoài yêu cầu trên các Chính phủ cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể khác.