rủi ro về giá.
Sự bất lực của những ngƣời sản xuất và chế biến nông sản trong việc bảo hiểm chống lại rủi ro về giá, do tính bất ổn định của thị trƣờng mang lại, đã tạo ra những tiền đề và động lực to lớn cho sự hình thành và phát triển của thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau, nơi mà các nhà tự bảo hiểm có thể san sẻ rủi ro sang các nhà đầu cơ.
Thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau đảm bảo đƣợc lợi ích của những thành phần tham gia thị trƣờng, bảo hiểm rủi ro cho những ngƣời sản xuất trực tiếp và qua đó giữ vai trò quản lý rủi ro cho sản xuất nông nghiệp của nền kinh tế. Những đối tƣợng chính tham gia thị trƣờng thƣờng là các nhà tự bảo hiểm, nhà đầu cơ, nhà trao đổi hoặc mua bán song hành.
Nhà tự bảo hiểm đƣợc kích thích chủ yếu bởi động cơ an toàn chứ không phải là lợi nhuận sinh ra trong các giao dịch trên thị trƣờng giao sau. Một nhà tự bảo hiểm bảo vệ vị thế hàng hoá của mình trƣớc sự giảm giá của thị trƣờng giao ngay thông qua các hợp đồng giao sau. Với mục tiêu đó, thị trƣờng hàng hoá nông sản giao sau đã chứng minh sự hữu ích của chúng đối với các nhà sản xuất trực tiếp nhƣ, các chủ trang trại, các nhà chế biến, xuất khẩu. Họ đã tìm thấy có chỗ ẩn nấp tránh rủi ro về giá cả mà vốn là một mối đe doạ thƣờng xuyên đối với họ.Thị trƣờng hàng hoá giao sau đã cho phép họ san bớt rủi ro sang các nhà đầu cơ chuyên nghiệp.
Việc hiểu và vận dụng các loại chiến lƣợc tự bảo hiểm nói chung là tƣơng đối phức tạp. Hơn nữa, đối với các loại hàng hoá khác nhau thƣờng có các chiến lƣợc bảo hiểm khác nhau, song bản chất của tự bảo hiểm là để nắm vị thế trên thị trƣờng giao sau ngƣợc lại với vị thế trên thị trƣờng giao ngay. Đây là một công cụ vô cùng tiện lợi đối với các nhà sản xuất trực tiếp và thƣờng đƣợc họ áp dụng để bảo hiểm cho sản xuất. Chẳng hạn, những ngƣời nông dân muốn bảo hiểm giá ngũ cốc để phòng giá có thể giảm vào lúc thu hoạch vụ mùa thì họ sẽ sử dụng hợp đồng giao sau về ngũ cốc. Những ngƣời thợ kim hoàn sử dụng hợp đồng giao sau về vàng bạc, trong khi đó những nhà xây dựng quan tâm đến hợp đồng giao sau về gỗ, vật liệu...
Để làm rõ vai trò bảo hiểm của thị trƣờng ta hãy nghiên cứu ví dụ sau 19, 219 : Một ngƣời nông dân trồng bắp vào tháng 4 và sẽ thu hoạch vào tháng 9, giả định rằng khối lƣợng thu hoạch là 10.000 giạ. Ngƣời nông dân này không muốn gặp rủi ro về giá lúc thu hoạch và cho rằng vào tháng 9 những hợp đồng giao sau về bắp sẽ đƣợc bán giá 2USD/giạ và quyết định bán 2 hợp đồng (mỗi hợp đồng bắp qui định là 5.000 giạ). Giả sử vào lúc thu hoạch, bắp trên thị trƣờng khan hiếm bởi mất mùa và giá bắp tăng lên và ở mức 3 USD/giạ, điều này thật không may đối với những ngƣời nông dân bảo hộ giá
bằng hợp đồng bán nêu trên. Khi thu hoạch vụ mùa ngƣời nông dân sẽ bán đƣợc 30.000USD (theo giá giao ngay), nhƣng sau đó phải kết thúc vị thế bán (short future) của mình ở thị trƣờng giao sau và bị lỗ mất 10.000 USD. Kết cục, số tiền ngƣời nông dân thu đƣợc của vụ mùa này chỉ là 20.000USD.
Nhƣng giả sử giá của bắp giảm xuống và ở mức1USD/giạ vào tháng 9 thì quả thực là ngƣời nông dân có lợi. Khi thu hoạch xong ngƣời đó chỉ bán đƣợc 10.000 USD, nhƣng nhờ có hợp đồng giao sau cung cấp thêm 10.000 USD, nên tổng số thu đƣợc là 20.000 USD. Trong trƣờng hợp này để bảo hộ giá bắp, ngƣời đầu tƣ đã chốt giá hàng hoá của mình bằng cách sử dụng hợp đồng giao sau ở giá 2USD/giạ. Qua ví dụ này chúng ta có thể thấy, lời hay lỗ đối với vị thế trên thị trƣờng giao ngay đƣợc bù hoàn toàn bởi tiền lỗ hay lời trên thị trƣờng giao sau. Bởi vì giá giao sau và giá giao ngay có xu hƣớng dịch chuyển theo cùng chiều và cùng chịu sự ảnh hƣởng của những nhân tố cung cấp (nhu cầu), nên lợi nhuận (thiệt hại nhƣ thế nào trên thị trƣờng giao sau, sẽ đƣợc bù lại trên thị trƣờng giao ngay.
Khác với nhà tự bảo hiểm, các nhà đầu cơ đƣợc khuyến khích bởi lợi nhuận thu đƣợc thông qua việc dự đoán thành công xu hƣớng giá diễn ra trong giao dịch giao sau. Nhƣ một sự đền bù cho sự chắc chắn của dự đoán giá mà nhà đầu cơ sẽ thu một khoản tiền do chấp nhận rủi ro mang lại. Nếu các nhà đầu cơ dự kiến rằng giá sẽ tăng cao hơn trong tƣơng lai thì họ sẽ mua các hợp đồng chẳng hạn nhƣ hợp đồng kỳ hạn và họ sẽ bán các hợp đồng này nếu họ dự đoán ngƣợc lại
Một nhà mua bán song hành sẽ kiếm lời, trên cơ sở những sự khác biệt về giá qua không gian (giữa thị trƣờng này và thị trƣờng khác), hay theo thời gian (giữa một tháng đến hạn này và một tháng khác). Vì vậy việc xác định và tiên đoán diễn biến giá cả của hàng hoá trong một tƣơng lai gần quyết định sự thành công hay thất bại của các thƣơng nhân trên thị trƣờng này.
Diễn biến của giá cả nông sản là mối quan tâm của các thƣơng nhân, các nhà quản lý, các nhà học thuật. Các thƣơng nhân quan tâm đến xu hƣớng giá cả mà từ đó cho phép họ có thể đạt tỷ lệ lợi nhuận cao hơn trung bình. Các nhà quản lý cũng quan tâm đến tính hiệu quả của thị trƣờng bởi vì họ muốn có một thị trƣờng mà ở đó mọi thƣơng nhân cảm thấy tin tƣởng rằng không một ai hay một nhóm ngƣời nào có thể tƣớc đoạt của cải của mình, do có khả năng ƣu việt hơn trong việc nắm và xử lý các thông tin hay do có một may mắn nào đó mà cơ chế giao dịch của thị trƣờng mang lại. Sự quan tâm của các học giả xuất phát từ sự công bằng cũng nhƣ việc phân bổ nguồn lực của xã hội một cách tối ƣu.