Thực trạng về sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 46)

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên.

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á với diện tích tự nhiên 331690 km2, trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, chịu ảnh hƣởng mạnh của gió mùa. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 9,383 triệu ha, bao gồm 6,026 triệu ha trồng cây hàng năm, 2,2 triệu ha trồng cây công nghiệp lâu năm, còn lại 1,16 triệu ha là đất vƣờn tạp và nuôi trồng thuỷ sản. Cả nƣớc chia ra 7 vùng kinh tế nông nghiệp với cơ cấu sản xuất chủ yếu nhƣ sau:

- Vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) có diện tích đất nông nghiệp 1,316 triệu ha, chiếm 13% tổng diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, chè, cây ăn quả, lâm đặc sản và chăn nuôi trâu bò. Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, trình dộ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thấp nhất so với các vùng khác.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có diện tích đất nông nghiệp 856,8 ngàn ha, chiếm 58% tổng diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, rau quả, chăn nuôi lợn, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Là một trong hai vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nƣớc.

- Vùng Bắc Trung bộ (BTB) có diện tích đất nông nghiệp là 728,3 ngàn ha, chiếm 14,3% tổng diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, mía đƣờng, cây ăn quả, cao su, cà phê, hồ tiêu còn chăn nuôi chủ yếu là gia súc lợn bò nhƣng với quy mô nhỏ.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) có diện tích đất nông nghiệp là 445,5 ngàn ha, chiếm 16,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, mía đƣờng, điều, cây ăn quả, hồ tiêu, chăn nuôi bò lợn, nuôi trồng thuỷ sản…

- Vùng Tây nguyên: diện tích đất nông nghiệp là1258,8 ngàn ha, chiếm 23,1% diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng cà phê, hồ tiêu, cao su, lúa, điều, chè, dâu tằm, rau, hoa và chăn nuôi bò.

- Vùng Đông Nam Bộ: diện tích đất nông nghiệp là1700,4 ngàn ha, chiếm 49% diện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng cao su, điều, cà phê, cây ăn quả, lúa, chăn nuôi lợn, bò sữa, nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: diện tích đất nông nghiệp là 2977 ngàn ha, chiếm 75% tổng điện tích đất tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, cây ăn quả, mía đƣờng, chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản.

Với 74,8% dân số sống ở khu vực nông thôn, lao động nông nghiệp là 24,5 triệu ngƣời, chiếm 65% tổng lực lƣợng lao động cả nƣớc, nông nghiệp nƣớc ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và phát triển kinh tế, thời gian qua cơ cấu kinh tế Việt Nam đã chuyển dịch theo

hƣớng giảm dần tỷ trọng của giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP (38,7% năm 1990 xuống 20% năm 2002) và tăng dần tỷ các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, trong thời gian tới nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu các loại hàng hoá, thực phẩm thiết yếu, đảm bảo an ninh lƣơng thực và góp phần ổn định chính trị, xã hội của quốc gia 14, tr. 23-30 .

Một phần của tài liệu Sự hình thành thị trường hàng hoá nông sản giao sau ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)